• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Ô tô điện Trung Quốc tìm cửa chinh phục thị trường Việt

26/05/2023, 10:36

Nhiều thương hiệu ô tô Trung Quốc đang xây dựng chiến lược mới để chinh phục thị trường Việt Nam, trong đó hầu hết là các mẫu xe điện.

Sau nhiều lần đổ bộ bất thành, nhiều thương hiệu ô tô Trung Quốc đang xây dựng chiến lược mới để chinh phục thị trường Việt Nam, trong đó hầu hết là các mẫu xe điện.

Những lần đổ bộ bất thành

Mẫu xe điện mini Wuling được nhập khẩu về thăm dò thị hiếu người Việt năm 2021

Giai đoạn 2009-2011, những thương hiệu ô tô Trung Quốc bắt đầu tìm kiếm nhà phân phối và mở đại lý chính hãng đầu tiên tại Việt Nam.

Ở mảng xe con, Chery là hãng xe đầu tiên trình làng xe lắp ráp CKD thông qua hợp tác với Công ty liên doanh ô tô Hòa Bình (VMC). Sản phẩm đầu tiên, chiếc Chery QQ3 lắp ráp trong nước có giá 9.900 USD (thời giá lúc đó tương đương 179 triệu đồng).

Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, năm 2022 nước này sản xuất 7,058 triệu và tiêu thụ 6,887 triệu xe ô tô điện, liên tiếp 8 năm giữ vị thế số một thế giới về tiêu dùng xe điện. Dự kiến năm 2023 nước này cũng sẽ đứng đầu thế giới về tiêu thụ xe điện.


Anh Cao Bình Đại (51 tuổi, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) là người mua xe Chery QQ3 năm 2010 nhớ lại: “Tôi đi chơi Tết năm đó cùng cả nhà trên chiếc Chery QQ3 màu xanh, đi tới đâu cũng được nhiều người ngó nghiêng, hỏi han. Nhưng khoảng năm 2013 thì nghe tin Chery rút khỏi liên doanh Việt Nam do xe khó bán”.

Cùng thời điểm này, các đại lý bán xe Trung Quốc rục rịch khai trương ở phía Bắc, quy mô nhất là Kylin GX688 mở đại lý trên đường Phạm Văn Đồng thuộc quận Dương Kinh (TP Hải Phòng). Công ty thương mại này đưa về Việt Nam loạt thương hiệu Trung Quốc như Haima, dưới dạng nhập khẩu nguyên chiếc

Năm 2011, showroom đầu tiên tại Việt Nam của Zotye nằm ở đầu góc phố Văn Cao - Thụy Khuê (Hà Nội) trưng bày chiếc Zotye Z300 2011 với mức giá 295 triệu đồng, thu hút sự chú ý của dư luận do mẫu xe kiểu dáng SUV đô thị gầm cao, giá rẻ.

Sau đó, hàng loạt thương hiệu khác như: Haima, Brilliance cho đến Beijing lần lượt gia nhập thị trường Việt Nam, chủ yếu là phân khúc SUV cỡ C - D tầm giá chỉ từ 550 - 750 triệu đồng, rẻ hơn ít nhất 200 triệu đồng so với xe Nhật - Hàn cùng phân khúc. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ mỗi năm chỉ vài trăm chiếc, các nhà phân phối đuối dần.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng xe con Trung Quốc về Việt Nam thời điểm nhiều nhất cũng chỉ vào khoảng 900 chiếc.

Từ năm 2020 đến nay hầu như không có xe về cảng, ngoại trừ một số mẫu xe sang như Hồng Kỳ được nhập số lượng đơn lẻ, không đáng kể.

Thậm chí, một số mẫu xe thương hiệu châu Âu sản xuất ở Trung Quốc như MG hay Volkswagen cũng khó bán tại Việt Nam.

Các nhà phân phối của những thương hiệu trên phải chuyển sang nhập khẩu từ châu Âu (thương hiệu Volkwagen) hoặc từ Thái Lan (nhãn hiệu MG) mới nhúc nhắc bán được vài trăm xe mỗi năm.

Theo chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng, hơn 10 năm qua ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc đã thay đổi chóng mặt, ngay quý I/2023 vừa qua Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới, vượt cả Nhật Bản.

Xe Trung Quốc khó bán ở Việt Nam chủ yếu do tâm lý người Việt còn ảnh hưởng di chứng để lại từ thời kỳ xe máy Trung Quốc những năm 1999.

Chuyển hướng xe điện

Mẫu xe điện mini Wuling lần đầu xuất hiện trong khuôn viên nhà máy TMT ở Hưng Yên đầu tháng 5/2023

Đầu tháng 1/2023, TMT Motors của Việt Nam tiết lộ đã ký hợp tác chiến lược với liên doanh GM - SAIC - Wuling.

Theo thỏa thuận, mẫu xe điện nhỏ giá rẻ Wuling Hongguang Mini EV sẽ được lắp ráp tại nhà máy ô tô Cửu Long của TMT đặt tại Văn Lâm, Hưng Yên từ quý II/2023. Xe chính thức được mở bán vào cuối năm 2023.

Tiếp đến, đầu tháng 5/2023, Chủ tịch Tập đoàn ô tô BYD - ông Wang Chuanfu có cuộc gặp với Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà để thảo luận việc BYD mở rộng đầu tư sang lĩnh vực lắp ráp ô tô điện cung cấp cho thị trường Việt Nam và xuất khẩu vào Đông Nam Á.

Chủ tịch BYD mong muốn được tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành các thủ tục đầu tư sản xuất ô tô điện tại tỉnh Phú Thọ.

Ngoài những dự án lắp ráp xe điện kể trên, những thương hiệu như Chery, Haima, BYD cũng công bố lộ trình nhập khẩu và ra mắt hàng loạt các mẫu xe điện tại Việt Nam vào cuối năm nay hoặc đầu 2024.

Nhận định về làn sóng ô tô Trung Quốc thời gian tới, PGS. TS. Đàm Hoàng Phúc, Giám đốc Chương trình đào tạo kỹ thuật ô tô (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng, thị trường ô tô Trung Quốc đa dạng hơn Việt Nam rất nhiều, cả về sức sản xuất, sức mua lẫn thị hiếu người dùng.

Hiện các công ty Trung Quốc đang chạy quanh Đông Nam Á để tìm cơ hội, Việt Nam là một điểm dừng chân nếu có tiềm năng lâu dài.

“Trước sau gì họ cũng đẩy mạnh ở thị trường Việt Nam. Vấn đề đặt ra là họ đang trong giai đoạn lựa chọn nơi sản xuất bên ngoài Trung Quốc. Trong ASEAN họ chọn Thái Lan hay Việt Nam hoặc Indonesia thì cơ bản tương đồng về chi phí sản xuất, khi xuất khẩu nội khối sẽ cùng hưởng thuế suất ATIGA. Vì vậy vấn đề lớn hơn là “ta làm thế nào” để họ đến đây sản xuất, còn câu chuyện “họ làm thế nào” sẽ giải đáp câu hỏi xe Trung Quốc có bán được ở Việt Nam hay không”, ông Phúc nhận định.

Một chuyên viên Bộ Công thương cũng nhận định, câu chuyện với ô tô Trung Quốc hiện nay không phải là xe xăng hay xe điện mà chỉ có một từ là “xe hơi Trung Quốc”.

Điểm chung của xe Trung Quốc là giá thành rẻ, do có sản lượng lớn và loại nào cũng có. Bởi thế, khi các hãng xe Trung Quốc thiết lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam hay Thái Lan thì nên hiểu quốc gia nơi đặt nhà máy chỉ là bàn đạp để những thương hiệu lớn như BYD hay Chery tiến ra Đông Nam Á và châu Á.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.