• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Ô tô không bảo dưỡng gây tai nạn, chủ xe có bị trách nhiệm?

22/07/2016, 07:22

Bảo dưỡng thường xuyên phương tiện giao thông giúp chủ, lái xe phòng tránh những rủi ro, hạn chế TNGT.

Xegiaothong_bao_duong_xe_gay_tai_nan
Ông Ngô Hồng Hệ

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Ngô Hồng Hệ, Trưởng phòng Kiểm định xe cơ giới (Cục Đăng kiểm VN) cho biết, việc thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên phương tiện giao thông giúp chủ, lái xe phòng tránh những rủi ro, hạn chế TNGT.

Bảo dưỡng xe là bắt buộc

Một số vụ tai nạn ôtô xảy ra do xe hỏng đột ngột trên đường, có thể liên quan đến việc xe không được bảo dưỡng định kỳ. Có quy định nào buộc chủ, lái xe phải thực hiện bảo dưỡng xe giữa hai kỳ đăng kiểm, thưa ông?

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nói chung, ô tô nói riêng, được pháp luật quy định là nguồn nguy hiểm cao. Vì vậy, bản thân chủ xe, đơn vị vận tải, lái xe được pháp luật quy định có trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa kỹ thuật để bảo đảm an toàn, ổn định khi vận hành. Thông tư số 53/2014 của Bộ GTVT, có hiệu lực thi hành từ 1/12/2014 đã quy định khá chi tiết trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến sử dụng xe và cả người thực hiện công việc bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới tham gia giao thông.

Trong đó, đơn vị vận tải, chủ xe, lái xe được quy định trách nhiệm cụ thể của mình như: Kiểm tra tình trạng xe trước khi tham gia giao thông; kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên trước và sau một chuyến đi hoặc sau mỗi ngày hoạt động để nắm chắc tình trạng kỹ thuật của xe cơ giới. Kịp thời phát hiện, khắc phục các hư hỏng, đảm bảo cho xe cơ giới hoạt động an toàn, ổn định. Theo dõi và chấp hành việc bảo dưỡng phương tiện theo chu kỳ bảo dưỡng nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của xe cơ giới theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khi tham gia giao thông đường bộ.

Vậy vì sao lại có quy định về đăng kiểm định kỳ vẫn phải bảo dưỡng, sửa chữa?

Kiểm định định kỳ phương tiện được cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện hoặc ủy quyền nhằm kiểm tra, đánh giá tổng thể tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện theo các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp. Tùy theo đặc điểm, tính chất phương tiện mà mỗi phương tiện có chu kỳ kiểm định dài, ngắn khác nhau. Việc kiểm định nhằm đảm bảo phương tiện đủ điều kiện an toàn mới được phép tham gia giao thông.

Đơn vị, cá nhân thực hiện việc kiểm định “bỏ lọt” xe không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật. Còn giữa hai kỳ kiểm định, tùy theo tần suất hoạt động của phương tiện mà có thể phát sinh các yếu tố khách quan, chủ quan gây hỏng hóc, đòi hỏi chủ, lái xe phải có sự kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa để đảm bảo sự hoạt động ổn định.

Trách nhiệm khi xe gây tai nạn thế nào?

Trường hợp xe đã sửa chữa nhưng vẫn gây sự cố, cơ sở nhận bảo dưỡng, sửa chữa có chịu trách nhiệm không, thưa ông?

Thông tư trên cũng quy định hai chế độ bảo dưỡng là thường xuyên và định kỳ. Bảo dưỡng thường xuyên do chủ, lái xe thực hiện trước, trong và sau mỗi chuyến đi để đảm bảo tình trạng kỹ thuật của xe. Đối với bảo dưỡng định kỳ, được thực hiện theo quy định theo chu kỳ thời gian hoặc quãng đường vận hành.

Xegiaothong_sieu_xe_the_thao (1).jpglai xe
 

Cơ sở nhận bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện phải thực hiện theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và yêu cầu của nhà sản xuất; đồng thời chịu trách nhiệm bảo hành nội dung sửa chữa trong thời hạn tối thiểu 2 tháng hoặc 1.500km tùy theo điều kiện nào đến trước, tính từ thời điểm giao xe xuất xưởng.

Theo ông, chủ phương tiện, lái xe ôtô có thể gặp rắc rối gì nếu không thực hiện việc bảo dưỡng?

Các quy định, hướng dẫn về bảo dưỡng, sửa chữa kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới đường bộ giúp cho chủ phương tiện, lái xe đảm bảo ổn định và an toàn trong quá trình sử dụng xe, phòng ngừa TNGT do yếu tố mất an toàn kỹ thuật. Tuy chưa có chế tài đối với việc này, nhưng trường hợp xảy ra các sự cố gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe con người hoặc tài sản, đây sẽ là cơ sở để các cơ quan chức năng xem xét, đánh giá về trách nhiệm của chủ xe, người trực tiếp vận hành phương tiện, cũng như cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa xe.

Cảm ơn ông!

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.