• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Đánh giá xe

Ô tô nhập khẩu tăng tốc, sắp cân bằng với xe lắp ráp

14/03/2019, 14:00

Doanh số các mẫu xe nhập khẩu trong tháng 2/2019 đã tiệm cận rất gần với những mẫu xe lắp ráp, hứa hẹn cuộc cạnh tranh rất khốc liệt.

Doanh số xe nhập khẩu nguyên chiếc đã bám rất sát xe lắp ráp ngay đầu tháng 2/2019

Trong báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), thị trường ô tô trong nước tiếp tục sụt giảm mạnh tháng thứ 2 liên tiếp. Sản lượng tiêu thụ xe toàn thị trường (không bao gồm Hyundai Thành Công) chỉ đạt 13.143 chiếc, giảm 61% so với tháng 1/2019 và chỉ tăng nhẹ 6% so với cùng kỳ năm 2018.

Điều đáng lưu ý nhất trong báo cáo tháng này là việc doanh số các mẫu xe nhập khẩu (CBU) đã bám sát xe lắp ráp trong nước (CKD). Trong nhiều năm nay chưa bao giờ các mẫu xe CBU có khoảng cách tốt như vậy với xe CKD. Mức chênh lệch về doanh số trong tháng 2/2019 chỉ là khoảng hơn 2.000 chiếc. Nhiều chuyên gia trong nghành đánh giá, nếu nguồn cung tốt hơn nữa xe nhập khẩu có thể cân bằng doanh số xe lắp ráp trong những tháng tới.

Trước đó vào tháng 1/2019, xe CBU cũng đã dần rút ngắn khoảng cách kể trên khi bán ra tới 14.685 chiếc, chỉ kém khoảng 4.000 chiếc so với xe CKD (18.799 chiếc). Nếu nhìn xa hơn, khoảng cách này ở thời điểm năm ngoái là hơn 24.000 chiếc, một con số quá chênh lệch ở thời điểm đó.

Nhiều mẫu xe ăn khách tiếp tục được chuyển sang nhập khẩu sẽ khiến cán cân thay đổi

Những tín hiệu thị trường cũng như chiến lược gần đây của các hãng xe tiếp tục cho thấy sự vươn lên mạnh mẽ của các mẫu xe nhập khẩu. Nhiều sản phẩn chiến lược và ăn khách sẽ tiếp tục được đầu tư cũng như chuyển đổi chiến lược. Mới đây, mẫu sedan được xem là biểu tượng của Toyota tại thị trường Việt Nam là Camry sẽ được chuyển đổi từ CKD sang CBU. Mẫu sedan này theo đồn đoán sẽ được nhập khẩu từ Thái Lan và sẽ tận dụng được lợi thế về thuế phần nào sẽ tiếp tục gây thêm nhiều khó khăn cho các đối thủ trong phân khúc. Trước Camry thì các mẫu xe như Honda CR-V, Toyota Fortuner đã cho thấy sự thành công vượt bậc nhờ bước đi chiến lược này.

Tuy nhiên, mọi thứ không hoàn toàn là quá xấu đối với các mẫu xe CKD. Những tên tuổi lắp ráp lớn như Thaco, Hyundai Thành Công (HTC) hay mới đây nhất là VinFast cũng đang có những chiến lược để đối phó với xu hướng này. Thaco hiện vẫn đang duy trì gần 40% thị phần theo báo cáo VAMA. HTC thì đang là thương hiệu có doanh số bán hàng cao nhất thị trường ô tô Việt Nam. VinFast tuy sinh sau đẻ muộn nhưng đang làm cho nhiều người phải đặc biệt ấn tượng nhờ những bước đi thần tốc của mình.

Cả 3 ông lớn đang có những bước đi rất khác nhau nhưng đều có mục tiêu chung là nâng cấp sản phẩm, hạ giá thành và kéo người tiêu dùng Việt về gần với mình. Cuộc chiến giữa những mẫu xe CKD và CBU nhiều khả năng sẽ còn khốc liệt hơn rất nhiều khi thời điểm những mẫu xe đầu tiên của VinFast được chào đời. Đây hứa hẹn sẽ là bước ngoặt cho nền công nghiệp ô tô Việt Nam. Thêm một chút hỗ trợ từ chính sách nhiều khả năng sẽ làm các mẫu xe CKD trở lại mạnh mẽ ngay trên sân nhà.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.