• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Ô tô nội sẽ “đương đầu” thế nào với xe nhập?

21/02/2020, 09:00

Sau khi Nghị định 17 được ban hành, nhiều người lo ngại, xe nhập khẩu sẽ mang đến những khó khăn đối với hoạt động sản xuất ô tô tại Việt Nam.

Hiện các mẫu xe sản xuất, lắp ráp trong nước vẫn chiếm ưu thế so với xe nhập khẩu nhưng tương quan có thể sẽ thay đổi trong thời gian tới. Ảnh: T.M

Sau khi Nghị định 17 được ban hành, những rào cản cuối cùng đối với ô tô nhập khẩu chính thức được gỡ bỏ. Nhiều người lo ngại, xe nhập khẩu với những lợi thế về công nghệ, quy mô và giá thành sản xuất… sẽ là những thách thức cực lớn đối với hoạt động sản xuất ô tô tại Việt Nam.

Thị trường ô tô thay đổi cục diện?

Hiện nay, ô tô sản xuất lắp ráp trong nước vẫn chiếm thị phần cao hơn so với xe nhập khẩu nhưng khi các thủ tục thông thoáng hơn, liệu các doanh nghiệp sẽ nhập khẩu ồ ạt, chiếm thế thượng phong với ô tô sản xuất lắp ráp?

Trao đổi với PV Báo Giao thông, Giám đốc một nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô lớn tại Việt Nam nhận định: “Những quy định trong nghị định 17/2020 chắc chắn tác động tích cực đến quy trình nhập khẩu ô tô về Việt Nam. Trước hết là về thời gian, bỏ thủ tục kiểm tra theo lô và giấy chứng nhận VTA sẽ giúp tiết kiệm được từ 15 - 20 ngày so với trước. Thời gian là chi phí, do đó cũng giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh với các đại lý chặt chẽ hơn, chính xác hơn. Xe nhập về cảng sẽ nhanh hơn và nhiều hơn, đương nhiên sẽ gây áp lực cạnh tranh lên xe lắp ráp trong nước. Lúc đó, các nhà sản xuất lắp ráp xe nội buộc phải tìm cách thích ứng”.

Giám đốc một đơn vị nhập khẩu ô tô ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cũng cho hay, cái lợi trước mắt cho các nhà nhập khẩu là bớt độ trễ sau khi mẫu mới ra mắt ở thị trường Đông Nam Á. Nếu như trước đây, sau vài tháng đến nửa năm kể từ khi ra mắt, mẫu xe đó mới được đưa về thì nay có thể chỉ sau vài tuần đã có mặt tại đại lý. Cạnh tranh về giá thì chưa có số liệu cụ thể nhưng sức mua tăng thì giá sẽ giảm.

Tương tự, Giám đốc một đại lý ô tô của Mitsubishi tại Hà Nội cũng cho rằng, chắc chắn khi những rào cản kỹ thuật với xe nhập khẩu được dỡ bỏ, lượng xe nhập khẩu sẽ tăng mạnh, chắc chắn xe sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ gặp khó khăn.

“Quy mô sản xuất tại Việt Nam chưa đủ lớn trong khi các dây chuyền sản xuất tại Thái Lan, Indonesia không chỉ bán hàng triệu xe tại nội địa mà còn xuất khẩu số lượng lớn sang nhiều nước khác nên khấu hao dây chuyền rất nhanh. Hiện tại, hầu hết các dây chuyền sản xuất tại Thái Lan đã hết khấu hao nên họ có thể tạo ra những lợi thế về giá. Hay như mẫu Mitsubishi Xpander chỉ mới sản xuất 2 năm tại Indonesia nhưng đã bán hàng triệu xe ra khắp khu vực Đông Nam Á, đã hết khấu hao. Trong khi tại Việt Nam, việc đầu tư một dây chuyền sản xuất rất lớn nhưng số lượng xe bán ra còn thấp, lại chưa thể xuất khẩu nên thời gian thu hồi vốn chậm. Thực tế đã có những dây chuyền sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam phải bán lỗ cho nước ngoài vì không đạt được mục tiêu kinh doanh”.

“Thực tế hiện nay với một mẫu xe sản xuất, lắp ráp có giá thành rẻ hơn từ 10 -20 triệu đồng so với xe nhập khẩu thì cũng khó cạnh tranh chứ chưa nói đến việc giá thành sản xuất trong nước cao hơn bên ngoài”, vị giám đốc đại lý trên nhận định.

Xe nội cần được hỗ trợ và có chiến lược lâu dài

Để ô tô nội cạnh tranh với xe nhập khẩu, cần phải phát triển một cách đồng bộ, từ hạ tầng cho tới việc điều chỉnh chính sách thuế, tài chính. Đồng thời, doanh nghiệp muốn phát triển cũng phải có nền tảng, chiến lược lâu dài và sự khác biệt.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long


Khi PV Báo Giao thông đặt câu hỏi về khả năng ứng phó với một làn sóng ô tô nhập khẩu đổ bộ vào Việt Nam, đại diện hầu hết các hãng xe đều không trả lời trực tiếp vào câu hỏi nhưng đều có chung mẫu số: “Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sẽ có phương án thích ứng với tình hình mới”.

Tuy nhiên theo một chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh ô tô, sau khi sửa Nghị định 116, khó xuất hiện tình trạng nhập khẩu ô tô “thả phanh”. Thực tế không phải doanh nghiệp nhập khẩu cứ thấy dễ dàng là làm mà còn phải tính toán sức tiêu thụ trong nước.

“Ví dụ như thị trường ô tô năm 2019, xe nhập khẩu về nhiều nhưng các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp cũng tăng cường sản xuất dẫn đến tình trạng thừa cung. Khi đó để bán được xe, các hãng phải giảm giá, thậm chí cắt lỗ để đẩy xe đã nhập khẩu, tiếp tục kinh doanh xe mới. Khi thủ tục được nới lỏng, ô tô nhập khẩu dễ dàng hơn nhưng cũng chưa chắc giá ô tô sẽ rẻ đi mà còn phụ thuộc vào các loại thuế, phí và lượng “cầu” trong nước”.

Còn theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, tuy đến nay Nghị định 116 mới được sửa nhưng trước đó, việc nhập khẩu xe hầu như không còn gặp khó khăn. Vì thế, việc nhập khẩu xe vẫn sẽ đều đều, không diễn ra ồ ạt. “Hiện một số doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng đã có thể cạnh tranh với xe nhập khẩu về chất lượng. Như Thaco đã nâng cao chất lượng, cạnh tranh rất mạnh, tiêu chuẩn tương đương với Nhật Bản đã được thừa nhận, nhà máy tự động hóa toàn bộ sẽ có thể cạnh tranh với xe nhập khẩu”.

Tại lễ công bố mở rộng nhà máy tại Hải Dương mới đây, trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Phạm Văn Dũng, Tổng giám đốc Ford Việt Nam cũng cho hay, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp trong nước có tác động tích cực, giống như với giảm thuế nhập khẩu linh kiện mà trong nước chưa sản xuất được. Trong một giai đoạn nhất định, khi quy mô thị trường chưa đủ lớn, giá thành sản xuất trong nước vẫn cao hơn các nước xung quanh thì những hỗ trợ đó là cần thiết. Tất nhiên nên có thời hạn và mở ra cho tất cả các đơn vị sản xuất xe trong nước cùng cơ hội như nhau.

“Cách đây mấy năm, Ford và các đơn vị khác của VAMA có làm phân tích chênh lệch về mặt chi phí sản xuất giữa xe nhập và lắp ráp cỡ khoảng 20%, đến từ 3 yếu tố. Thứ nhất là cách tính thuế của xe nhập khẩu (chiếm khoảng 1/3 chênh lệch chi phí sản xuất) và xe sản xuất lắp ráp trong nước khác nhau thì Chính phủ đã có thay đổi. Thứ 2 là năng lực, công suất (chiếm khoảng 10%). Thứ ba, các nước có sản lượng cao hơn nên có lợi thế quy mô. Vấn đề quy mô thị trường thì phải cần thời gian, đây là yếu tố bên ngoài, doanh nghiệp không làm gì được. Phần còn lại đến từ hiệu quả, dây chuyền sản xuất rồi công nghệ thì điều này các doanh nghiệp có thể làm, tìm mọi cách để tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả.

Phần chênh chi phí sản xuất vẫn còn nhưng nếu Chính phủ có chính sách hỗ trợ có thời hạn để phần chênh lệch đó giảm bớt thì sẽ khuyến khích được các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất tại Việt Nam”, ông Dũng chia sẻ thêm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.