• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Ôm cua như thế nào để không trở thành “thánh lật”

10/02/2017, 16:39

Việc vào cua đòi hỏi tài xế phải hết sức cẩn trọng nếu không muốn chiếc xe ngã chổng kềnh.

1093119510811526918997416642280383913123171n_315_7
Việc vào cua đòi hỏi tài xế phải hết sức cẩn trọng nếu không muốn chiếc xe ngã chổng kềnh - Ảnh minh họa

Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, hầu hết tất cả các mẫu xe mới đều được trang bị công nghệ cân bằng điện tử, giúp xe tránh bị lật khi vào cua hoặc đánh lái gấp. Thế nhưng số lượng những mẫu xe sử dụng hệ thống cân bằng điện tử hiện nay đang lăn bánh trên đường không nhiều. Chính vì vậy, các chuyên gia đưa ra những lời khuyên giúp tài xế sử dụng một chiếc xe bình thường vào cua an toàn và chính xác.

vào cua
Tập trung quan sát khúc cua - Ảnh minh họa

Đầu tiên phải tập trung quan sát. Quan sát ở đây không chỉ để nhận ra khúc cua trước mặt mà còn để biết cua dài hay ngắn, điều kiện mặt đường thế nào, dòng xe cộ phía trước và sau...

Tiếp theo đó, tài xế phải giảm tốc độ vào cua an toàn trước khi đánh lái. Nhiều tài xế do chủ quan nên không phanh khi vào cua, hoặc khi đang vào cua mới rà phanh. Việc rà phanh chỉ áp dụng cho các tay đua để tiết kiệm thời gian cắt cua, còn trong thực tế thì không nên áp dụng. Khi nhìn thấy đoạn đường sắp có cua, tài xế nên chủ động phanh giảm tốc từ trước đến tốc độ an toàn.

vào cua1
Giảm tới tốc độ an toàn,  tài xế thực hiện đánh lái đưa xe qua cua - Ảnh minh họa

Khi đã giảm tới tốc độ an toàn, lúc này tài xế thực hiện đánh lái đưa xe qua cua. Lời khuyên của chuyên gia là không nên đánh lái nhiều lần. Tức ước lượng độ cong của cua, lấy lái một lần và giữ cố định góc xoay vô-lăng tới khi thoát cua. Trừ khi góc cua quá dài hoặc lấy lái lần đầu hơi ít, tài xế có thể nhích thêm vòng xoay để đưa xe vào đúng quỹ đạo. Hành động này giúp tạo sự cân bằng cho chiếc xe, tránh tình trạng mất lái khiến xe xoay ngang hoặc dễ gây lật xe.

vào cua2
Khi thoát cua, tài xế phải xử lý mượt mà để tránh xe bị giật và lắc - Ảnh minh họa

Cuối cùng khi thoát cua, tài xế cần phải xử lý mượt mà để không tạo ra độ giật quán tính khiến người ngồi trên xe lao đao. Đây cũng là một nguyên nhân khiến tài xế nên đánh lái một lần khi vào cua, lúc đó khi đến hết khúc cua là bánh xe cũng sắp chuyển về trạng thái chạy thẳng, nhờ đó thân xe chuyển hướng nhẹ nhàng, êm ái. Nếu đánh lái quá nhiều, tài xế sẽ phải giật vô-lăng ngược lại khi hết cua, lúc đó thân xe bị chuyển hướng đột ngột, khiến người ngồi cùng có cảm giác bị quăng quật từ bên này sang bên kia xe.

Xem thêm video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.