• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

“Ôm” cua thế nào mới an toàn?

26/02/2016, 08:21

Phanh trước khi đến điểm đánh lái để giảm tốc đến mức độ an toàn, còi để cảnh báo phương tiện xung quanh.

om cua
Với người mới lái, việc đường cua liên tục cũng là một trở ngại lớn - Ảnh minh họa

Lái xe khi vào cua an toàn luôn đòi hỏi tính thận trọng và kỹ thuật điều khiển hợp lý, bởi nếu sơ sảy, khúc cua có thể trở thành “ác mộng” dẫn đến tai nạn.

Với những người điều khiển lâu năm và có kinh nghiệm, việc vào cua có thể không phải là trở ngại lớn, nhưng với người mới lái xe, kỹ thuật vào cua thường là một vấn đề nan giải, do chưa cảm nhận được không gian, tốc độ và ước lượng góc đánh lái.

Ở những điểm đường cong lớn (khúc cua), người điều khiển gặp bất lợi về quan sát, trong khi phải thực hiện cùng lúc nhiều thao tác như rà phanh, về số (nếu có dốc) và đánh lái,… bởi vậy rất dễ xảy ra tai nạn.

Theo ông Nguyễn Paul Toàn Thắng, chuyên gia đào tạo lái xe an toàn, Tập đoàn DealersEdge (Singapore), kỹ thuật điều khiển xe vào cua phụ thuộc rất nhiều vào thể loại xe, những xe gầm thấp (sedan, thể thao, hatchbach,…) thường vào cua dễ hơn so với xe gầm cao (SUV, CUV, xe khách hạng nhẹ,…). Tuy nhiên, với bất kỳ loại xe nào, người điều khiển cũng đều phải tuân thủ một số quy tắc chung khi thực hiện lái xe qua một khúc cua.

1. Tư thế ngồi điều khiển: Chỉnh ghế ngồi cao hơn so với khi di chuyển xe trên đường thẳng, nếu trên đoạn đường di chuyển có nhiều khúc cua liên tục

2. Bao quát tầm nhìn hai bên góc chéo phía trước, tránh vật cản góc chữ A làm khuất tầm nhìn khi bắt đầu vào cua hoặc ra khỏi khúc cua. Đồng thời, liên tục quan sát gương chiếu hậu để đảm bảo giữ đủ khoảng cách an toàn với xe lưu thông phía sau.

3. Giảm tốc độ trước khi vào cua và thực hiện đánh lái nhẹ nhàng theo độ cong của mặt đường. Hạn chế đạp phanh khi vô-lăng không thẳng và tốc độ xe đang cao. Trong trường hợp cần thiết, có thể chuyển sang số thấp để tốc độ di chuyển chậm hơn.

 4. Khi ở trong cua, không nên đánh lái liên tục, cố gắng ước lượng độ cong góc cua và giữ vô-lăng cố định góc xoay cho tới khi thoát cua. Trừ khi góc cua quá dài hoặc lấy lái lần đầu hơi ít, tài xế có thể nhích thêm vòng xoay để đưa xe vào đúng quỹ đạo.

5. Thoát cua tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi người lái phải không tạo ra độ giật do quán tính. Khi gần ra khỏi khúc cua, người lái nên trả dần vô-lăng về vị trí cân bằng, ước lượng sao cho khi hết cua thì chiếc xe đang ở vị trí đi thẳng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.