• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Paris cấm xe cá nhân chống tắc đường, ô nhiễm

03/10/2016, 09:05

Giới chức triển khai hàng trăm cảnh sát tại các trạm kiểm soát được thành lập xung quanh Paris từ trước khi trời sáng.

canh 1d
Cảnh sát dừng các phương tiện vi phạm quy định biển số

Để giải quyết tắc đường, việc nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng không phải là biện pháp gốc rễ mà phải thay đổi tư duy, thói quen dùng phương tiện cá nhân của người dân. Đó là biện pháp mà nhiều thành phố/quốc gia trên thế giới đã, đang áp dụng và TP Paris (Pháp) đã ghi nhận thành công đáng kể.

Càng nhiều đường, càng nhiều xe

Theo nghiên cứu từ Trung tâm Phân tích rủi ro Havard, tắc đường tại 83 khu vực thành thị nước Mỹ gây ra 2.200 trường hợp chết non vào năm 2010, là tác nhân tiêu tốn 18 tỷ USD chi phí sức khoẻ/năm. Đó là chưa kể tổn hại kinh tế từ chậm giờ làm, giờ nghỉ, chậm giờ vận chuyển, tiêu tốn nhiên liệu.

Thời điểm ô tô bùng nổ những năm 1960, các nhà hoạch định đô thị cho rằng: Chỉ cần xây thêm, mở rộng đường là đủ để giải quyết tắc đường, song đó không phải cách giải quyết hữu hiệu. Càng nhiều đường, càng nhiều phương tiện. Như nghiên cứu tại California cho thấy, chỉ cần 5 năm, lượng phương tiện “sinh sôi nảy nở” tràn ngập đường. Lúc này, người ta mới nhận ra, gốc rễ để giảm tắc đường, hạn chế ô nhiễm đó là thay đổi ý thức sử dụng phương tiện của người tham gia giao thông: Hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, tăng cường sử dụng phương tiện công cộng, chia sẻ xe, đi bộ và đi xe đạp…

Cách đây nhiều năm, người dân Paris phải chịu cảnh ngột ngạt tắc nghẽn và ức chế vì lượng xe quá lớn gây tắc nghẽn và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, giới chức Paris chỉ thực sự mạnh tay cắt giảm phương tiện cá nhân vào tháng 3/2014 khi chất lượng không khí tệ đến mức kinh khủng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình sức khỏe người dân, theo BBC.

Không lập tức cắt giảm ngay lượng phương tiện, giới chức chuẩn bị kỹ càng theo lộ trình: Trước hết, sắp xếp và tăng cường các chương trình đi lại thay thế phương tiện cá nhân như miễn phí dịch vụ cho thuê xe đạp, chương trình ô tô điện. Tiếp đó, miễn phí các phương tiện công cộng, tạo hứng thú cho người dân bỏ xe ở nhà. Sau đó, mạnh tay là cấm toàn bộ ô tô theo biển chẵn, lẻ vào thành phố tương ứng theo ngày, ngoại trừ ô tô điện, ô tô lai điện, ô tô dùng cho mục đích thương mại, phương tiện chở người ốm, người tàn tật, xe công vụ, xe biển số nước ngoài, xe báo chí, xe chở từ ba người trở lên.

Giảm tới 40% phương tiện

Để quản lý, giới chức triển khai hàng trăm cảnh sát tại các trạm kiểm soát được thành lập xung quanh Paris từ trước khi trời sáng, chặn các xe có biển số không phù hợp vào thành phố. Tài xế không chấp hành quy định sẽ bị phạt ngay tại hiện trường 22 euro (khoảng 550.000 VND) hoặc 35 euro (gần 880.000 VND) nếu trả trong ba ngày.

Ban đầu, không phải ai cũng sẵn sàng chấp nhận quy định mới. Mặc dù đã bị bắt trước đó, nhiều tài xế vẫn lái xe đi lòng vòng, thể hiện thái độ ngang tàng, phớt lờ quy định hoặc hy vọng cảnh sát sẽ “nhắm mắt làm ngơ”. Thời điểm đó, tại một ngã tư đông đúc ở Paris, mỗi phút, cảnh sát phải dừng nhiều phương tiện vì vi phạm quy định về biển số. Khi bị cảnh sát tuýt còi, nhiều người như ông Jules Taieb (68 tuổi) trả lời cảnh sát với những câu ngây ngô như: “Tôi cứ nghĩ số 0 là số lẻ”. Một số người phản đối kịch liệt như anh Jonathan Hattab (32 tuổi), công việc gắn liền với xe: “Cá nhân tôi nghĩ quy định này ngớ ngẩn. Đây có lẽ là chiêu trò chính trị chứ chẳng phải mục đích cao cả gì”…

Song, bất chấp phản đối, giới chức vẫn kiên quyết thực hiện và kết quả chứng minh phương án đó là đúng đắn. Chỉ trong ngày đầu tiên áp dụng, chất lượng không khí tại trung tâm Thủ đô Paris hoàn toàn thay đổi, Cơ quan Quản lý chất lượng không khí Paris AirParif đánh giá. Đáng kể hơn, trong ngày hôm đó, lượng phương tiện giảm 18%.

Một năm sau khi áp dụng, tính đến tháng 3/2015, Cảnh sát Paris ghi nhận tình trạng tắc đường vào giờ cao điểm buổi sáng giảm 1/3. Thị trưởng Paris Anne Hidalgo khẳng định, số lượng xe ô tô trên đường vào lúc 9h sáng giảm 40% so với bình thường. Với những hiệu quả này, nhiều người dân địa phương và cả khách du lịch tới đây đều cảm thấy hài lòng. Trao đổi với Euro News, một khách du lịch từ tỉnh khác tới Paris bày tỏ ủng hộ lệnh cấm: “Thật tuyệt vời khi được lái xe tại Paris khi số lượng xe chỉ còn một nửa”.

Tham vọng thành phố không xe cá nhân

Mạnh tay hơn Paris, Thủ đô Olso (Nauy) tham vọng loại bỏ vĩnh viễn phương tiện cá nhân (xe máy, ô tô) khỏi trung tâm thành phố vào năm 2019 và tiến tới áp dụng trên toàn đất nước 6 năm sau. Olso có kế hoạch thay thế hạ tầng dành cho ô tô, xe máy bằng các làn đường dành cho xe đạp, đầu tư mạnh tay vào giao thông công cộng, hỗ trợ kinh phí mua xe đạp điện… Nếu thành công, Olso sẽ trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới không xe cá nhân.

Xuân Minh

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.