• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Phanh xe máy không "ăn" và cách khắc phục

11/02/2020, 10:00

Một khi phanh xe máy bị hỏng sẽ gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới sự an toàn của người điều khiển xe.

Đối với phanh đĩa, bạn cần mang ra của hàng sửa chữa để thay thế má phanh mới

Phanh là một bộ phận rất quan trọng trên một chiếc xe máy, nó giúp bạn có thể nhanh chóng giảm tốc độ và dừng chiếc xe lại. Tuy nhiên, nếu phanh của xe bất ngờ gặp một sự cố ngoài ý muốn sẽ khiến người điều khiển có thể gặp tai nạn và những sự cố đáng tiếc. Vậy những dấu hiệu nào cho biết phanh xe máy không ăn và cách khắc phục?

Đối với phanh đĩa

Phanh xe không ăn: Khi chúng ta bóp phanh tay hoặc giẫm phanh chân nhưng cảm giác quá nhẹ, xe vẫn tiếp tục chuyển động như bình thường mà không hề giảm tốc độ hay dừng lại, đó là một dấu hiệu cho thấy phanh xe máy của bạn đang bị hỏng.

Theo anh Dũng JoJo (chủ cửa hàng sửa xe Goode Motor có địa chỉ tại phố Tu Hoàng, Nhổn, Hà Nội), nguyên nhân khiến xe bị tình trạng này là chủ yếu do má phanh hoặc đĩa phanh dính chất bôi trơn. Với xe nhỏ dễ do dầu phuộc hoặc dầu phanh rỉ ra dính vào. Một phần còn lại do người sử dụng lười bảo dưỡng hoặc đến hạn thay thế cupen, hoặc đổ dầu phanh sai quy định khiến mất áp suất trong tổng phanh trên khiến má phanh không đủ lực ép lên đĩa phanh.

Phanh xe bị bó cứng: Lúc này, bạn bóp hay giẫm phanh đều thấy khá cứng và nặng và đi kèm theo đó là tiếng kêu kin kít của xe nghe rất khó chịu. Trường hợp này dễ thấy với người chạy có thói quen rà phanh, phanh liên tục, lười bảo dưỡng piston phanh và ắc tịnh tiến của heo phanh khiến bó kẹt và có trường hợp sôi dầu phanh.

"Cách xử lý duy nhất đối với trường hợp phanh đĩa không ăn đó là ra các cửa hàng sửa chữa xe máy để thợ sữa chữa kiểm tra và thay thế bộ má phanh mới", anh Dũng khuyên.

Đối với các dòng xe máy phanh tang trống (phanh cơ), bạn có thể tự tăng chỉnh phanh

Đối với phanh tang trống (phanh cơ)

Anh Dũng chia sẻ: "Những dấu hiệu không "ăn" của phanh tang trống cũng tương tự như phanh đĩa. Tuy nhiên, đối với những mẫu xe máy sử dụng phanh tang trống (phanh cơ) có một cách khá đơn giản để tự căn chỉnh và giúp phanh ăn trở lại. Đầu tiên các bạn nên bóp phanh trước và nhấn phanh sau để kiểm tra độ mòn của phanh rồi tiến hành căn chỉnh.

Bước tiếp theo bạn đưa tuốc nơ vít vào vị trí cần giữ phanh, đẩy nhẹ tuốc nơ vít xuống phía dưới để cà phanh đi về phía trước, lúc này ốc chỉnh phanh sẽ lồi ra. Sau đó, bạn vặn vặn ốc theo chiều kim đồng hồ sao cho phù hợp, sau đó bóp thử phanh tay xem được chưa, nếu chưa có thể căn chỉnh thêm.

Lưu ý là không nên vặn ốc chỉnh phanh quá chặt vì như thế sẽ khiến phanh bị bó cứng, vừa vặn vừa phải thử phanh để đảm bảo an toàn".

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.