• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Phó tổng Vingroup: “Thương hiệu ô tô Việt là mong mỏi của nhiều người”

13/10/2017, 08:15

Ông Võ Quang Huệ, Phó Tổng giám đốc Vingroup cho biết về mục tiêu sản xuất ôtô thương hiệu Việt, hướng tới xuất khẩu.

Bên lề Hội thảo "Công nghiệp ô tô và cơ hội phát triển mạng lưới sản xuất Việt Nam", ông Võ Quang Huệ, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup phụ trách dự án ô tô VinFast chia sẻ với phóng viên Xe Giao thông về chiến lược sản xuất ô tô mang thương hiệu Việt đầu tiên.

vo-quang-hue

Ông Võ Quang Huệ, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup phụ trách dự án ô tô VinFast 

Theo tính toán, phải cần khoảng 30 nghìn linh phụ kiện để sản xuất ra một chiếc xe ô tô trong khi ngành công nghiệp phụ trợ trong nước được đánh giá còn rất yếu, VinFast sẽ làm gì để hiện thực mục tiêu đạt 60% tỷ lệ nội địa hóa, hướng tới xuất khẩu ngược ô tô ra khu vực?

Tầm nhìn của chúng tôi là sản xuất ra dòng xe đáp ứng yêu cầu thị hiếu của người Việt chúng ta với giá cả phù hợp, thiết kế hiện đại. Chúng tôi cũng đặt mục tiêu sản xuất 100 nghìn ô tô trong năm đầu tiên (năm 2019) với mong muốn có sự đóng góp cho sự phát triển công nghiệp phụ trợ ô tô của Việt Nam.

Bên cạnh đó, VinFast cũng đặt mục tiêu bảo đảm 40% tỷ lệ nội địa hóa ngay khi ra mắt chiếc xe đầu tiên, tiến tới đạt tỷ lệ 60% vào năm 2025 nhằm không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn tiến tới xuất khẩu.

Trước mắt để đạt tỷ lệ 40%, chúng tôi đang tính tới việc liên kết với tất cả các nhà cung cấp linh phụ kiện tại Việt Nam. Với mục tiêu sản lượng đạt 500 nghìn xe vào năm 2025 và đạt tỷ lệ nội địa hóa 60% thì sẽ rất nhiều các chi tiết, bộ phận được sản xuất tại Việt Nam. Chúng tôi nghĩ rằng đây là thử thách rất lớn cần vượt qua.

Vậy những nhà cung cấp linh phụ kiện trong nước cần đáp ứng những điều kiện thế nào để được VinFast lựa chọn?

Các linh kiện khi được sử dụng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo sự hoàn hảo cần thiết.

Hiện chúng tôi đang lựa chọn các đối tác có sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn ISO và có kinh nghiệm trong việc sản xuất linh phụ kiện ô tô. Chúng tôi biết điều này rất khó nhưng sau khi có những thiết kế chúng tôi sẽ xem xét lựa chọn. Mong rằng các nhà thiết kế, sản xuất trong nước sẽ cùng hợp tác với chúng tôi để thực hiện mục tiêu nội địa hóa ô tô.

Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ có những hỗ trợ để các doanh nghiệp phụ kiện trong nước đầu tư, nâng cao năng lực, phát triển.

22050183_10213887383528965_1570312265358125066_n

VinFast vừa công bố 20 mẫu thiết kế ô tô để người dân Việt Nam bình chọn

Với nền tảng công nghiệp phụ trợ như hiện nay ông có nghĩ là mục tiêu này sẽ thành công?

Trong thời gian qua chúng tôi nhận được sự ủng hộ rất lớn của dư luận, người dân trong nước. Theo tôi đây có lẽ cũng là một ước mơ chung của người Việt chúng ta với mong muốn có một mẫu xe mang thương hiệu Việt, phát triển công nghiệp ô tô để tạo công ăn việc làm cho xã hội. Sự kỳ vọng này là rất lớn. Chúng tôi mong rằng sự quyết tâm để có được chiếc xe ô tô mang thương hiệu Việt sẽ được sự hỗ trợ, ủng hộ của người tiêu dùng Việt trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ tự nghiên cứu, sản xuất một số chi tiết tại nhà máy tại Hải Phòng. Muốn xuất khẩu được ô tô thì sản phẩm phải có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hơn nữa các mẫu xe không chỉ được thiết kế, sản xuất phù hơp với người Việt Nam mà còn cả khu vực. Việc VinFast chọn con số tỷ lệ nội địa hoá 60% là nhằm tạo ra sức bật trong bối cảnh hiện nay, nếu không có quyết tâm sẽ khó thu hút đầu tư, tận dụng thế mạnh thị trường, tạo ra tiềm năng phát triển công nghiệp phụ trợ Việt Nam trong 10 – 15 năm tới.

Vậy đến nay VinFast đã lựa chọn được đối tác trong nước nào phù hợp hay chưa?

Chúng tôi cho rằng việc phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam để thực hiện mục tiêu này rất quan trọng để cùng nhau có nền tảng mạnh mẽ hơn cho công nghiệp phụ trợ thời gian tới. Chúng tôi đã tổ chức các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ cấp cao với Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và các tổ chức, doanh nghiệp khác như: Toyota và một số công ty khác để cùng nhau xây dựng nền công nghiệp phụ trợ trong tương lai.

Xin cảm ơn ông! 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.