• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Renault kẻ đứng sau Nissan đổ tiền thương vụ thâu tóm Mitsubishi

10/07/2016, 20:25

Nhằm tránh sự phức tạp về sở hữu, Renault đứng sau Nissan chung tay thương vụ thâu tóm Mitsubishi Motors.

saigontin_Mitsubishi-ban-co-phan-cho-nissan-
Tận dụng cái có sẵn của Mitsubishi, Liên minh Nissan - Renault sử dụng chung nên tảng khung gầm cho các mẫu xe của mình

Renault và Nissan đã đạt doanh thu 4,3 tỷ EUR vào cuối năm 2015, sớm hơn một năm so với mục tiêu, và kế hoạch tới đây là đạt mốc 5,5 tỷ EUR vào năm 2018.

Tuy nhiên, tại sao Renault không có mặt trong thương vụ này, mà chỉ có Nissan? CEO Carlos Ghosn giải thích rằng như vậy để tránh sự phức tạp về sở hữu vì Renault có cổ phần thuộc nhà nước, chiếm tới 19,7 % cổ phần và 28% quyền bỏ phiếu.

Mục đích chính của ông Carlos Ghosn khi thâu tóm Mitsubishi Motors là tận dụng lợi thế về thị trường, công nghệ chế tạo, nguồn nhân lực, sản xuất và chuỗi cung ứng linh kiện. Trung tâm sẽ là cơ sở gầm bệ dạng mô đun CMF-C/D, cho phép phát triển các mẫu xe của nhiều thương hiệu thuộc liên minh mà tiết kiệm được 40% chi phí sản xuất và 30% chi phí đầu vào.

Đây là cách để tạo sự linh hoạt cho các nhà thiết kế và chế tạo đối với xe thuộc phân hạng D và C. Như vậy, Nissan có thể ra mắt xe Qashqai, X-trail và cả Rouge mới dùng chung cơ sở gầm bệ. Tương tự, Renault có các mẫu Space, Qajar, Talisman, Megane và gần đây nhất là Koleos thế hệ mới có chung nền tảng. Liên minh này còn có các thương hiệu khác, như Infinini, Datsun và Dacia cũng khai thác chung được cơ sở gầm bệ.

Sắp tới, liên minh Renault- Nissan cũng có kế hoạch mở rộng mô hình này cho cả phân hạng A và B (loại xe nhỏ, chủ yếu chạy trong đô thị). Hiện cơ sở gầm bệ FJA-A đang được dùng để thiết kế mẫu xe cỡ nhỏ Kwid ra mắt hồi tháng 9/2015 cho thị trường Ấn Độ. Hãng Datsun (thuộc Nissan) có mẫu Redi-Go cũng dành cho thị trường Ấn Độ.

Trong khi đó, ở phân hạng B, liên minh này đã chuẩn bị cơ sở gầm bệ CMF, dành cho các mẫu xe kế nhiệm Clio và Captur. Mục tiêu của họ là đến năm 2020 sẽ có tới 70% xe sử dụng cơ sở gầm bệ CMF này.

Một liên minh mới đã hình thành, mạnh mẽ và đầy sáng tạo dưới bàn tay tài ba của CEO Carlos Ghosn, hứa hẹn thị trường ô tô thế giới sẽ chứng kiến những thay đổi ngoạn mục trong thời gian tới.

Nguồn: Dân trí

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.