• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Rửa tay bằng cồn trước khi lái xe có thể khiến nội thất ô tô bị bào mòn?

29/07/2020, 07:30

Theo các chuyên gia, dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa chất ethanol có thể gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của nội thất xe ô tô.

Xu hướng sử dụng dung dịch rửa tay sát khuẩn đã bùng nổ trước bối cảnh COVID-19 ngày càng lan rộng như hiện nay

Sau khi đại dịch COVID-19 bùng nổ, việc rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn đã trở thành thói quen của nhiều người. Mặc dù đây là thói quen tốt cho sức khỏe của tài xế cũng như hành khách, nhưng ngược lại có thể gây hại cho chính nội thất xe.

Các hóa chất như ethanol trong dung dịch sát khuẩn có thể phản ứng với các bề mặt trong xe, khiến chúng xuống cấp nhanh hơn, nếu không có các lớp bảo vệ đặc biệt.

Ngay từ những ngày đầu nghiên cứu và chế tạo sản phẩm, hàng loạt thử nghiệm các vật liệu xe với dung dịch sát khuẩn đã được thực hiện bởi các kỹ sư tại Ford.

Dựa trên các kết quả đó, cấu tạo hóa học của lớp phủ bảo vệ trên xe Ford đã được chứng minh có thể kéo dài và duy trì tình trạng tốt nhất của nội thất xe trong mọi điều kiện.

Bên cạnh đó, thử nghiệm cũng được áp dụng trên tất cả các phụ kiện chính hãng được bán thông qua hệ thống đại lý chính hãng như thảm lót sàn hay vỏ nhựa ốp trong xe.

Thông qua hàng loạt thử nghiệm các vật liệu trong những điều kiện khắc nghiệt, Ford đảm bảo nội thất có thể chịu được các tác nhân gây hại khác nhau, nhằm kéo dài và duy trì tình trạng tốt nhất của xe

“Ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong những năm trở lại đây, dung dịch rửa tay sát khuẩn đã trở thành một phần trong quá trình thử nghiệm dài hơi của chúng tôi.” - Ông Mark Montgomery, Kỹ sư Vật liệu thuộc Trung tâm Kỹ thuật Dunton - Vương quốc Anh của Ford Châu Âu, chia sẻ.

“Một số sản phẩm tưởng chừng như vô hại nhất nhưng thực tế lại có thể gây ra ảnh hưởng xấu khi tiếp xúc với các bề mặt nội thất, đặc biệt là dung dịch rửa tay sát khuẩn, kem chống nắng và thuốc xịt côn trùng.’’

Một số dự báo gần đây cho thấy thị trường này sẽ chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trên toàn cầu trong năm 2020 - dự kiến gấp khoảng 2,5 lần so với năm 2019.

Đừng quên rằng nhiều vùng khác trong khoang xe cũng có thể bị nhiễm khuẩn, đặc biệt nếu bạn dùng chung xe với người khác

Khi vệ sinh xe, tránh sử dụng các sản phẩm có chứa chất tẩy, oxy già hoặc amoniac bởi chúng có thể làm hỏng lớp phủ chống chói và chống vân tay của xe.

Trong trường hợp này, dung dịch vệ sinh và khử trùng nhà cửa là một lựa chọn phù hợp, không gây hại cho nội thất xe.

“Những khu vực tài xế thường xuyên tiếp xúc như vô lăng, tay cầm, cần số, các nút bấm hoặc màn hình cảm ứng, điều khiển cần gạt nước, xi nhan, tay vịn và bộ điều chỉnh ghế ngồi cần được chú ý vệ sinh đặc biệt.” - Tiến sĩ Jenny Dodman, Giám đốc Y tế của Ford tại Vương quốc Anh chia sẻ. “Dây an toàn cũng vậy, bởi nó thường vắt chéo qua thân hành khách nên rất dễ bị bám khuẩn khi họ ho hoặc hắt hơi.”

Đội ngũ của Ford trên toàn thế giới đã thử nghiệm các mẫu vật liệu ở nhiều mức nhiệt độ khác nhau, có trường hợp lên đến 74°C - nhiệt độ mà bên trong xe có thể đạt tới nếu đỗ trên bãi biển vào một ngày nắng nóng.

Trong một số thử nghiệm khác, các mẫu vật liệu phải chịu sự tác động liên tục của tia cực tím - mô phỏng sự tiếp xúc với mặt trời - trong thời gian lên tới 1.152 giờ (48 ngày).

Các kỹ sư đã kiểm tra độ dẻo của nhựa ở nhiệt độ thấp khoảng -30°C bằng cách liên tục để một quả cầu cao su nặng tác động lên, nhằm đảm bảo nhựa không bị nứt gãy trong trạng thái giòn nhất.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.