• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Săm lốp Việt làm gì để đón cơ hội bùng nổ ô tô?

06/07/2018, 07:37

Dù có nhiều triển vọng nhưng doanh nghiệp săm lốp ô tô vẫn đang đứng trước áp lực lớn từ sản phẩm nhập khẩu.

14

Các thương hiệu ngoại chiếm phần lớn thị phần lốp xe ô tô con tại Việt Nam

Ngành công nghiệp ô tô đang chuyển hướng tăng cường sản xuất, lắp ráp trong nước, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa. Tuy nhiên, dù có nhiều triển vọng nhưng các doanh nghiệp săm lốp ô tô vẫn đang đứng trước những áp lực lớn từ sản phẩm nhập khẩu.

Săm lốp ngoại chiếm lĩnh thị trường

Là doanh nghiệp kinh doanh săm lốp ô tô, ông Đỗ Phương Nam, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ Nam An cho biết, trong các sản phẩm của công ty tại thị trường Việt Nam, các sản phẩm săm lốp ngoại luôn chiếm phần lớn lượng tiêu thụ, trong đó riêng hai thương hiệu lốp Michellin và Brigestone đều có xuất xứ từ Thái Lan chiếm tới 40% lượng lốp bán ra.

Theo ông Nam, lý do khiến săm lốp ngoại luôn được người tiêu dùng lựa chọn là do chất lượng cũng như sự đa dạng về sản phẩm. Trong khi đó, giá bán cũng tương đương với các sản phẩm sản xuất trong nước. Hiện nay, các thương hiệu săm lốp nổi tiếng thế giới như: Michelin, Bridgestone, Kumho… đều có nhà máy sản xuất tại Thái Lan. Khi thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN về mức 0%, giá lốp nhập khẩu từ Thái Lan cũng có giá tương đương với các sản phẩm trong nước. Cộng với đó, tâm lý chuộng hàng ngoại nên việc bán các sản phẩm nhập khẩu cũng đắt khách hơn so với các sản phẩm nội địa.

"Hiện, Casumina đã hoàn thành đầu tư dây chuyền sản xuất lốp xe ô tô du lịch (PCR) để có thể nâng công suất lên 700 nghìn lốp/năm. Trong thời gian tới, các sản phẩm săm lốp xe du lịch của công ty sẽ được đưa vào dây chuyền của Nhà máy sản xuất ô tô VinFast."

Ông Trương Dương Đức
Trưởng phòng Bán hàng TCT Cao su Miền Nam (Casumina)

Trong khi đó, theo tìm hiểu các hãng sản xuất, lắp ráp xe du lịch tại Việt Nam chủ yếu sử dụng các loại lốp xe nhập khẩu từ: Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản. Một số hãng xe bắt đầu sử dụng các loại lốp mang thương hiệu nước ngoài nhưng được sản xuất tại Việt Nam như: Bridgestone, Kumho...

Thế mạnh hiện nay của các doanh nghiệp săm lốp nội địa như: Casumina (Công ty Cao su Miền Nam), DRC (Cao su Đà Nẵng), SRC (Cao su Sao Vàng)… là các sản phẩm lốp cho xe thương mại (xe tải, xe khách). Theo đại diện một hãng sản xuất, lắp ráp ô tô lớn trong nước, lý do hãng sử dụng các loại lốp nội địa để lắp cho xe thương mại vì các sản phẩm này đã được nghiên cứu để phù hợp với các loại mặt đường và thời tiết tại Việt Nam. Hơn nữa đây cũng là cách để tăng tỷ lệ nội địa hóa, giảm bớt thủ tục nhập khẩu và chi phí logistics… Tuy nhiên, đối với các loại lốp dành cho xe du lịch (lốp thép - Radial), sản lượng cũng như khả năng cung cấp của các đơn vị sản xuất trong nước không nhiều, cho dù một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) cũng đã bắt đầu mở nhà máy sản xuất săm lốp tại Việt Nam.

Theo ông Trương Dương Đức, Trưởng phòng Bán hàng TCT Cao su Miền Nam (Casumina), hiện trong cơ cấu sản phẩm lốp ô tô của công ty xuất khẩu chiếm khoảng 35% và đang có chiều hướng tăng lên. Đối với thị trường trong nước, hiện công ty đang cung cấp lốp xe cho nhiều thương hiệu ô tô lớn trong nước như: Trường Hải, VEAM, Hyundai Thành Công, TMT… “Casumina là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất của Việt Nam sản xuất và bán được lốp ô tô du lịch (PCR), lốp thép (Radial) và lốp cho xe tải (Bias). Các sản phẩm này hiện đã được bán cho các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước và xuất khẩu sang Hoa Kỳ…”, ông Đức cho biết.

Đối với Công ty CP Cao su Đà Nẵng (DRC), ngoài sản xuất các loại lốp xe thương mại, thương hiệu lốp này cũng đã bắt đầu sản xuất sản phẩm lốp Radial. Riêng đối với thương hiệu SRC (Công ty Cao su Sao Vàng), dù là thương hiệu lốp khá nổi tiếng nhưng đến nay vẫn chưa sản xuất lốp Radial và chủ yếu cung cấp lốp xe máy và ô tô tải.

Cơ hội nào cho ngành săm lốp ô tô trong nước?

Theo Quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030, ngành công nghiệp ô tô được định hướng trở thành một ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam. Cụ thể, đến năm 2020, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ đáp ứng được 30 - 40% giá trị nhu cầu linh kiện và phụ tùng cho sản xuất xe ô tô trong nước. Ngoài ra, giai đoạn 2026 - 2030 ngành công nghiệp ô tô sẽ đáp ứng được hơn 50% giá trị linh kiện và phụ tùng sản xuất xe ô tô trong nước. Với chiến lược phát triển này chắc chắn sẽ thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm ô tô nội địa. Sản phẩm săm lốp là linh kiện quan trọng nhất được các doanh nghiệp sản xuất và đáp ứng thành công cho ngành công nghiệp sản xuất ô tô. Do đó, ngành săm lốp sẽ là nhóm ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ định hướng phát triển này của Nhà nước.

Bên cạnh đó, theo dự báo của Bộ Công thương, tốc độ tăng trưởng về giá trị của thị trường săm lốp Việt Nam sẽ đạt khoảng 8%/năm trong giai đoạn 2018 - 2020, cao gấp 2 lần so với mức bình quân của thế giới, đồng thời cũng cao hơn mức bình quân 6% của nhóm thị trường đang phát triển. Hiện, cơ cấu sản xuất, phân khúc sản phẩm và thị trường mục tiêu đã có sự phân hóa rõ ràng giữa các doanh nghiệp. Nhóm doanh nghiệp FDI phần lớn tập trung vào các sản phẩm lốp Radial cho xe ô tô con để phục vụ mục tiêu xuất khẩu. Nhóm doanh nghiệp nội địa có danh mục sản phẩm đa dạng và phần lớn doanh thu do thị trường trong nước đóng góp.

Về nhu cầu hiện nay, tỷ lệ sử dụng lốp Radial cho ô tô ước tính đạt 50 - 60%. Với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng hiện đại, nhu cầu cho các dòng lốp Radial trong tương lai sẽ còn nhiều dư địa tăng trưởng, trong khi các doanh nghiệp săm lốp nội địa vẫn đang tập trung vào phân khúc lốp ô tô tải. Vì vậy, các doanh nghiệp nội địa dường như đang nhường phân khúc lốp xe du lịch vốn có dư địa tăng trưởng cao nhất này cho các doanh nghiệp FDI và sản phẩm nhập khẩu.

Theo ông Trương Dương Đức, để phát triển ngành săm lốp ô tô và công nghiệp phụ trợ Việt Nam, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phụ trợ để cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp lắp ráp ô tô tại Việt Nam.

Tuy nhiên, ở góc độ của nhà phân phối, bán lẻ, ông Đỗ Quốc Nam lại cho rằng, vấn đề quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp săm lốp truyền thống của Việt Nam là cần nhanh chóng đầu tư các dây chuyền, nâng công suất sản xuất lốp xe du lịch. Đồng thời, tăng cường đầu tư công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.