• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa xe

Sinh viên “phượt” Tết bằng xe máy và những hiểm nguy

02/02/2019, 09:30

Không đi xe khách, nhiều sinh viên đã chọn đi xe máy với đồ đạc lỉnh kỉnh để về quê ăn Tết và sẽ sử dụng phương tiện này trở lại trường sau Tết.

Theo ghi nhận của phóng viên Xe Giao thông, trong những ngày giáp Tết tại Hà Nội, dọc tuyến đường Phạm Văn Đồng và hướng đi Đại Lộ Thăng Long, rất nhiều bạn sinh viên dùng phương tiện xe máy về quê ăn Tết.

Những chiếc xe máy xuất phát từ các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội thẳng tiến về các tỉnh vùng núi phía Bắc và miền Trung. Vượt qua hàng trăm cây số để về quê không phải là chuyện đơn giản.

Trên mỗi xe máy chất đầy hành lý về quê

Bạn Lộc Thanh Sơn (quê ở Lạng Sơn), sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, mọi năm vẫn về quê bằng xe khách nhưng năm nay muốn về quê bằng xe máy để tiết kiệm kinh phí đi lại, cũng một phần muốn trải nghiệm không khí mùa xuân trên từng cung đường. “Em xuất phát từ 6h sáng, chạy theo QL1A về Lạng Sơn. Đây giống như một chuyến đi phượt. Tuy nhiên, việc đi xe gắn máy cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là tai nạn giao thông nên sẽ phải rất cẩn thận".

Dịp cuối năm cũng không quá khó khăn để bắt gặp những cảnh sinh viên đi xe máy chở cồng kềnh quà cáp, đồ dùng cá nhân, balo, vali chất đầy xe đi trên đường. Họ luôn phải đối diện với những nguy hiểm rình rập, nhiều sinh viên đã phải ngủ lại qua đêm trên đường và ngày hôm sau tiếp tục cuộc hành trình về quê đón Tết.

Trời mưa khá nặng hạt nhưng hai bạn sinh viên này vẫn chọn đi xe máy về quê đón Tết

Cô Trần Kim Lan chủ quán nước ven đường Phạm Văn Đồng chia sẻ: “Tôi bán nước ở đây 2 năm nay và thấy năm nay nhiều người về bằng xe máy hơn mọi năm. Những biển số xe máy như 11 (Cao Bằng), 39 (Lạng Sơn), 20 (Thái Nguyên), 21 (Yên Bái), 22 (Tuyên Quang) xuất hiện nhiều trên đường. Đa số đều là sinh viên đại học”.

Bùi Thùy Linh (Thanh Hóa) sinh viên Đại học Luật cho biết: “Mình quê tận Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa cách Hà Nội cũng tận gần 180 cây số, thế nhưng mình vẫn về quê bằng xe máy vì vào dịp này giá xe khách về quê tăng cao. Sợ nhất là cảnh nèn như cá ướp trên xe nên đã rủ bạn thân cùng về xe máy để có gì còn trợ giúp nhau trên đường”.

Chiếc xe máy chất đầy hành lý

Việc đi xe máy về quê ăn Tết không hẳn là một phương án tồi, đặc biệt hiện nay rất nhiều bạn sinh viên đã tự trang bị cho mình loại phương tiện này để phục vụ nhu cầu học tập, làm thêm. Việc đi xe máy cũng là một trải nghiệm thú vị với nhiều bạn để có thể tận hưởng không khí của mùa xuân. Thế nhưng với những cung đường dài, đồ đạc lỉnh kỉnh và tâm lý “xả phanh” thì việc đi xe máy cũng tiềm ẩn rất nhiều hiểm nguy, nhất là với những người chưa có nhiều kinh nghiệm đi phượt.

Lưu ý khi đi xe máy về quê:

1. Trước chuyến đi, cần kiểm tra các chi tiết của phương tiện. Nếu có bất kỳ lỗi nào xảy ra hãy nhanh chóng đi sửa. Sắp xếp đồ đạc trên xe sao cho hợp lý và buộc chặt đồ, tránh chở cồng kềnh.

2. Cần có đồ bảo hộ an toàn như: áo khoác, quần dài, đeo găng tay và mang giày để giữ ấm cơ thể trong điều kiện trời trở lạnh.

3. Không khởi hành quá muộn và gấp gáp. Đây là yếu tố quan trọng để có được chuyến đi an toàn.

4. Chấp hành tốt pháp luật an toàn giao thông, không lấn làn, chạy xe quá tốc độ hay tham giao thông khi buồn ngủ hoặc uống rượu bia trước khi lên đường.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.