• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Sử dụng đèn ô tô thế nào cho đúng cách, an toàn?

07/02/2019, 09:00

Đèn ô tô là trang bị giúp tài xế lái xe an toàn khi đi trong điều kiện thiếu ánh sáng, hạn chế tầm nhìn.

Đèn pha ô tô nếu sử dụng không đúng cách là một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới tai nạn giao thông

Công dụng của các loại đèn

Đèn chiếu sáng trên ô tô là trang bị hữu ích, giúp tài xế lái xe an toàn hơn, đặc biệt trong điều kiện thiếu ánh sáng, trời tối hay tầm nhìn phía trước bị hạn chế. Việc sử dụng đèn ô tô sao cho văn minh, đúng cách không phải tài xế nào cũng biết. Sử dụng đèn ô tô không đúng cách còn có thể gây nguy hiểm cho những xe ngược chiều.

Trên nhiều diễn đàn, cũng đã có rất nhiều trường hợp sử dụng đèn pha khi đi trong thành phố, đường đông bị nhiều người lên án. Đây được coi là hành động kém văn minh, thiếu ý thức khi tham gia giao thông. Vậy, sử dụng đèn ô tô thế nào là đúng cách nhất?

Về mặt kỹ thuật, đèn ô tô được chia làm 3 phần: đèn cốt (đèn chiếu gần), đèn pha (đèn chiếu xa) và đèn sương mù.

Đèn cốt là loại đèn cho cường độ ánh sáng lớn và chiếu sáng ở tầm gần, giúp lái xe quan sát được những chướng ngại vật trên đường ở phạm vi gần như: ổ gà, gạch đá,…; Đèn pha cho cường độ sáng lớn và chiếu xa giúp lái xe nhìn thấy những chướng ngại vật từ xa ngay cả khi đi tốc độ cao; Đèn sương mù, tạo ra ánh sáng vàng có thể chiếu sáng xuyên sương mù.

Với tính chất của từng loại đèn kể trên, đèn pha có thể chiếu sáng ở tầm cao nhất định, hướng thẳng vào mắt người điều khiển phương tiện đi ngược chiều, làm họ bị lóa mắt tạm thời và ảnh hưởng đến khả năng quan sát đường dẫn tới tai nạn. Ngược lại nếu sử dụng đèn cốt khi di chuyển ở tốc độ cao, cần tầm nhìn xa sẽ khiến tài xế quan sát được ít hơn và khó xử lý sớm những tình huống. Vì vậy sẽ có cách sử dụng thích hợp đối với từng loại đèn.

Khi nào mới dùng đèn pha?

Trường hợp trên đường cao tốc, quốc lộ, nếu là đường có dải phân cách cao quá tầm đèn của xe hãy sử dụng đèn pha để có tầm nhìn tốt hơn. Khi đi ở những đoạn đường ngoài đô thị vắng, đèn đường không đủ chiếu sáng, tài xế cũng có thể sử dụng đèn pha. Tuy nhiên nếu thấy có xe ngược chiều nên chuyển sang đèn cốt để đảm bảo an toàn. Đợi khi xe đó đi qua mới tiếp tục bật đèn pha.

Đèn pha còn có thể sử dụng trong trường hợp muốn xin vượt, kết hợp cùng đèn xi-nhan. Sử dụng kết hợp ở đây là vừa xi-nhan vừa nháy pha thay còi để báo hiệu cho xe phía trước biết. Thậm chí, nếu ở khoảng cách gần, thấy xe phía ngược lại sử dụng đèn pha, việc nháy pha như một lời nhắc nhở tài xế ngược chiều phải chuyển sang đèn cốt để đảm bảo an toàn.

Trường hợp đi trên đường cao tốc, quốc lộ có dải phân cách thấp, hoặc chỉ có vạch liền hay vạch đứt, hãy sử dụng đèn cốt để di chuyển, tránh gây lóa mắt cho người đi ngược chiều. Nếu đường thoáng, vắng hãy bật sang đèn pha để quan sát tốt hơn.

Nguy hiểm nhất là việc sử dụng đèn pha khi vào cua. Nếu xe đối diện cũng đang bật đèn pha thì hai xe bật pha cùng một lúc sẽ làm cho 2 người lái không thấy đường, khả năng hai xe sẽ đâm vào nhau rất lớn.

Khi đi trong thành phố, khu đô thị đông người với khoảng cách các xe tương đối gần, tài xế chỉ cần sử dụng đèn cốt để quan sát, di chuyển với tốc độ vừa phải. Việc sử dụng đèn pha khi đi trong thành phố dễ gây mất an toàn và gây khó chịu cho các phương tiện xung quanh. Đối với xe ngược chiều, đèn pha làm lóa mắt gây cản trở tầm nhìn phía trước. Còn với xe cùng chiều, việc chiếu đèn pha làm lóa gương chiếu hậu, gây mất tầm nhìn, quan sát phía sau.

Về quy định xử phạt hành vi ô tô sử dụng đèn pha không đúng cách trong thành phố. Theo điểm b, điểm g Khoản 3 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, nếu người điều khiển xe ô tô vi phạm các quy định về bật đèn chiếu xa thì mỗi hành vi vi phạm bị xử phạt từ 600 - 800 nghìn đồng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.