• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Sự trở lại của MG liệu có đi vào lối mòn thất bại ở Việt Nam?

01/08/2020, 09:00

Sự cạnh tranh khốc liệt, chất lượng chưa được kiểm chứng khiến mẫu xe Trung Quốc khó có thể trụ lại thị trường Việt Nam trong lần trở lại.

Hiện tại, MG là hãng xe Trung Quốc và các sản phẩm của MG cũng đang được sản xuất tại Trung Quốc

MG là hãng xe Trung Quốc đích thực

Ban đầu MG là một thương hiệu ô tô của Anh được thành lập bởi Cecil Kimber vào những năm 1920 và MG Car Company Limited là nhà sản xuất xe hơi thể thao của Anh đã làm cho thương hiệu này nổi tiếng. Những chiếc xe MG có nguồn gốc từ một chương trình khuyến mãi bán hàng vào những năm 1920 của Morris Garages, một trung tâm bán hàng và dịch vụ bán lẻ ở Oxford thuộc quyền sở hữu của William Morris.

Tháng 7/1930, công ty MG Car Company Limited được thành lập và vẫn thuộc quyền sở hữu của Morris. Cho đến tháng 7/1935, Morris đã bán MG Car Company Limited cho công ty cổ phần của ông là Morris Motors Limited.

Từ đó đến nay, MG đã trải qua nhiều thay đổi về quyền sở hữu. Cụ thể, năm 1952, Tổ chức Nuffield của Morris đã sáp nhập với Austin để thành lập British Motor Corporation Limited (BMC) và sau đó được đổi tên thành MG Division (thuộc BMC) vào năm 1967.

Ngày 22/7/2005, hãng ô tô Trung Quốc là Nam Kinh Auto đã mua bản quyền của thương hiệu MG cùng với các tài sản khác của Tập đoàn MG Rover (trừ dây chuyền sản xuất cho mẫu ZS) với giá 53 triệu bảng, tạo ra một công ty mới có tên NAC MG UK.

Ngày 12/4/2006, Nam Kinh Auto chính thức thành lập NAC MG UK Limited với tư cách là công ty cổ phần của nhà máy và thương hiệu.

Tháng 3/2007, Nam Kinh Auto giới thiệu những chiếc xe MG đầu tiên được sản xuất tại Trung Quốc, đó là: MG TF, MG3 và MG7.

Năm 2007, SAIC Motor mua lại Nam Kinh Auto và chính thức tiếp quản thương hiệu MG (Morris Garages). Đầu năm 2009, NAC MG UK Limited được đổi tên thành MG Motor UK Limited.

Năm 2011, SAIC ra mắt mẫu xe hoàn toàn mới MG6 (mẫu xe này được sản xuất, lắp ráp tại nhà máy Longbridge với động cơ và truyền động được nhập khẩu từ Trung Quốc). Tính đến tháng 3/2012, theo báo cáo SAIC đã đầu tư tổng cộng 450 triệu bảng Anh vào MG Motor.

Tháng 4/2012, SAIC và Charoen Pokphand Group (CP Group) đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác để xây dựng nhà máy sản xuất xe MG ở Thái Lan.

Thông qua các công ty con ở Hồng Kông và Vương quốc Anh, SAIC sẽ sở hữu 51% liên doanh, trong khi CP Group sẽ có 49% cổ phần.

Nhà máy tại Thái Lan sẽ tung ra những chiếc xe MG tay phải cho cả thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là các nước Đông Nam Á, Úc và New Zealand. Được biết, mẫu xe MG6 ​​dự kiến sẽ là sản phẩm chính tại nhà máy này.

Ngày 23/9/2016, MG Motor ra thông báo việc dừng sản xuất ô tô tại nhà máy Longbridge và các dòng xe MG bán tại Anh Quốc sẽ được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Như vậy, hiện tại, MG là hãng xe Trung Quốc và các sản phẩm của MG cũng đang được sản xuất tại Trung Quốc.

Chất lượng chưa được kiểm chứng là trở ngại lớn để các xe MG đến tay khách hàng Việt

Chất lượng chưa xứng với giá bán?

Năm 2012, thông qua nhà nhập khẩu và phân phối CT Brothers Automobile, MG đã lần đầu “đặt chân” tới thị trường Việt Nam bằng sự ra mắt hai mẫu xe là MG5 và MG350 . Tuy nhiên, những chiếc xe sản xuất tại Trung Quốc này đã không thể chinh phục được khách hàng Việt Nam và lặng lẽ rời bỏ thị trường chỉ ít lâu sau đó.

8 năm sau, một lần nữa MG Cars lại quay trở lại thị trường ô tô Việt với sự ra mắt của 2 mẫu SUV MG ZS và MG HS do Tập đoàn Tan Chong, doanh nghiệp đang giữ quyền nhập khẩu xe Nissan tại Việt Nam phân phối.

Với lần trở lại này, MG Việt Nam kỳ vọng 2 mẫu xe trên sẽ trở thành một trong những lựa chọn tốt nhất cho khách hàng Việt Nam.

Tuy nhiên, với mức giá bán của MG ZS từ 518 - 639 triệu đồng và MG HS từ 788 - 999 triệu đồng, tại thị trường ô tô Việt Nam, 2 mẫu xe này sẽ phải cạnh tranh với nhiều mẫu xe “sừng sỏ” khác với cùng tầm giá.

Điển hình như, Honda CR-V (giá bán dao động từ 998 triệu đến 1,118 tỷ đồng), Hyundai Tucson (giá từ 784 đến 923 triệu đồng), Nissan X-Trail (giá từ 913 đến 993 triệu đồng) hay Mitsubishi Outlander (giá từ 825 đến 1,058 tỷ đồng).

Trong khi đó, những đối thủ này đều đã được người tiêu dùng Việt Nam kiểm chứng chất lượng qua một thời gian dài sử dụng, trong khi, MG ZS và MG HS là 2 mẫu xe mới, chưa tạo được niềm tin với khách hàng. Nhất là trở ngại về sự thất bại lần đầu của MG vào năm 2012 khiến nhiều người quan ngại liệu lần hai này, MG có đi vào lối mòn hay không.

Trước khi có sự xuất hiện của MG, rất nhiều thương hiệu ô tô nguồn gốc từ Trung Quốc cũng chọn Việt Nam là thị trường tiềm năng và liên tiếp ra mắt rầm rộ những dòng xe giá rẻ như Lifan, BYD, Chery, Geely, Joyear, S500, F600 nhưng rất nhanh sau đó đã lần lượt biến mất khỏi thị trường.

Chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng nhận định, lý do các hãng xe Trung Quốc khó tồn tại ở Việt Nam dù sản phẩm có ngoại thất, nội thất được trang bị nhiều hơn các xe của Đức nhưng người tiêu dùng Việt Nam không tin tưởng vào chất lượng của xe Trung Quốc do những xe này hiện tại không được bán ở châu Âu, châu Mỹ hay Nhật Bản là những thị trường đòi hỏi chất lượng cao.

“Mục đích mua xe không phải để nghe nhạc mà để sử dụng di chuyển, không có tiêu chuẩn kỹ thuật cao hay xe không có tiếng tăm thì bị từ chối là điều dễ hiểu”, ông Đồng nói thêm.

Qua so sánh 2 mẫu xe MG ZS và MG HS với một số xe cùng phân khúc, cùng nhập khẩu từ Trung Quốc như Zotye Z8, nhận thấy dù giá tiền cao hơn Zotye Z8 nhưng MG HS lại có động cơ và trang bị thua kém hơn hẳn. Cụ thể, MG HS có kích thước nhỏ hơn, khoảng sáng gầm xe thấp hơn, động cơ 1.5L Turbo vận hành yếu hơn động cơ 2.0L Turbo của Z8, một số trang bị Z8 mà MG HS không có như: đèn full LED cao cấp, ghế phụ chỉnh điện, hệ thống điều hòa tự động, tay nắm cửa tích hợp cảm biến chìa khóa thông minh, lẫy sang số trên vô lăng, sạc không dây, camera 360, chức năng đá cốp sau,...

Vì thế, khi mà "đàn anh" Zotye Z8 dù có thiết kế giống hệt một số mẫu xe sang và ngập tràn công nghệ đến nay đã thưa thớt dần trên thị trường thì thương hiệu MG vừa tập tễnh bước chân vào thị trường Việt Nam e rằng cũng khó có thể trụ lâu.

Không những thế, nhiều khách hàng cho rằng, những trang bị trên 2 mẫu xe MG ZS và MG HS chưa xứng với giá bán.

Tất cả những yếu tố trên cộng với tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam đang có những diễn biến phức tạp khi liên tiếp phát hiện hàng chục những ca nhiễm mới trong cộng đồng sau 99 ngày không phát hiện thêm trường hợp nào, rất có thể sẽ khiến MG ZS và MG HS sẽ tiếp tục đi vào lối mòn thất bại như 8 năm trước.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.