• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Sự yếm thế của người tiêu dùng Việt!

28/11/2015, 15:10

Hai hãng xe Hyundai và Kia vừa phải chấp nhận bồi thường 395 triệu USD cho chủ nhân của khoảng 600 nghìn chiếc xe...

10

Chìa khóa SH 125/150 của hãng Honda Việt Nam bị lỗi kỹ thuật, làm vô hiệu hoá chức năng cảnh báo trộm

Hai hãng xe HyundaiKia tại Mỹ vừa phải chấp nhận bồi thường 395 triệu USD cho chủ nhân của khoảng 600 nghìn chiếc xe Hyundai và 300 nghìn chiếc Kia (mỗi người nhận trung bình 320 USD) từ năm 2011 đến năm 2013, do cố tình đưa ra thông số tiêu thụ nhiên liệu sai.

Nhà sản xuất nước uống tăng lực Red Bull của Áo mới đây cũng phải đền bù 13 triệu USD để giải quyết vụ kiện do quảng cáo sai sự thật (mỗi người tiêu dùng được nhận 10 USD). Hãng này tung ra khẩu hiệu “Chắp cánh cho bạn” khẳng định, Red Bull sẽ làm tăng khả năng hoạt động của não bộ, tăng khả năng tập trung và phản xạ và vì vậy mỗi lon nước của hãng này đương nhiên tăng giá. Song, các nguyên đơn trong vụ kiện đã chứng minh được rằng, trên thực tế Red Bull không cung cấp lợi ích gì cho sức khỏe người tiêu dùng hơn một cốc cà phê bình thường!

Đây chỉ là hai trong số rất nhiều vụ việc doanh nghiệp nước ngoài phải bồi thường cả triệu USD cho khách hàng sau khi bị phát hiện quảng cáo quá công năng thực sự của sản phẩm.

Những trường hợp gặp vấn đề về chất lượng sản phẩm, mức bồi thường của nhà sản xuất còn phải lớn gấp nhiều lần. Đơn cử như thương hiệu đồ ăn nhanh KFC đã phải bồi thường 8 triệu đô la Úc (gần 140 triệu đồng) cùng các chi phí pháp lý liên quan cho cô bé Monika Samaan do cô bị hôn mê sau khi ăn tại cửa hàng KFC ở New South Wales, Úc. Được chẩn đoán ngộ độc khuẩn salmonella, bé Monika Samaan đã bị liệt tứ chi sau đó.

Soi chiếu với hàng loạt vấn đề về chất lượng sản phẩm tại thị trường nội địa mới thấy thương người tiêu dùng Việt Nam! Hàng ngày, người tiêu dùng ngập ngụa trong mớ sản phẩm quảng cáo “nổ tung trời”, kiểu như máy lọc nước chống mỡ máu; bồn rửa, vòi sen cho đến máy bơm kháng khuẩn; chảo chống dính, bồn nước nóng lạnh tráng kim cương nhân tạo của Kangaroo...

Đi kèm những lời quảng cáo “có cánh” là giá bán “trên mây”! Song, những quảng cáo thổi phồng kiểu đó vẫn tiếp diễn mà không bị người tiêu dùng nào khiếu nại, khiếu kiện cũng như không bị bất cứ cơ quan quản lý nào xử lý!

Gần nhất là hai sản phẩm xe máy (SH 125 và 150) của hãng Honda Việt Nam bị phát hiện chìa khóa điều khiển từ xa gặp vấn đề kỹ thuật, làm vô hiệu hóa chức năng cảnh báo trộm như quảng bá của nhà sản xuất, dẫn đến nguy cơ mất xe đối với các chủ sở hữu.

Tuy nhiên, trong một thời gian dài sau khi phát hiện lỗi này, Honda Việt Nam không hề báo cáo nhà quản lý cũng như thông báo tới khách hàng, họ thậm chí lấp liếm bằng “Chiến dịch dịch vụ cho xe SH125/150” với mục đích âm thầm thay thế hoặc sửa chữa cụm điều khiển chìa khóa bị lỗi.

Chỉ đến khi các cơ quan báo chí cũng như cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt, Honda Việt Nam mới ngỏ ý sẽ triệu hồi sản phẩm này nếu cơ quan quản lý yêu cầu.

Hàng loạt vụ việc cho thấy, người tiêu dùng Việt thực sự đang yếm thế! Kết quả điều tra của Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam công bố mới đây cho biết, trong 1 nghìn người tiêu dùng được phỏng vấn, 41% không biết mình có những quyền gì; 50% không biết mình có trách nhiệm gì. Với thực trạng ấy, bao nhiêu phần trăm người tiêu dùng Việt có khả năng bảo vệ quyền lợi của mình? Câu trả lời không khó đoán.

Nhưng ngay cả khi người tiêu dùng biết đòi quyền lợi thì trình tự, thủ tục pháp lý để kiện ra tòa cũng rất rắc rối. Ở một số nước, nếu như người tiêu dùng khởi kiện, nhà sản xuất phải có trách nhiệm chịu những chi phí đứng ra chứng minh sự việc. Còn ở ta, người khởi kiện phải tự mình chứng minh khả năng thiệt hại, sưu tập bằng chứng nhà sản xuất đưa ra sản phẩm lỗi... Năm được tâm lý bất lợi đổ lên vai người tiêu dùng, các nhà sản xuất càng được thể quảng cáo “một tấc đến trời”.

Ngoài ra, một quyền lợi lớn mà người tiêu dùng Việt Nam gần như không sử dụng là tẩy chay sản phẩm. Sự yếm thế không chỉ nằm ở mỗi cá nhân mà ngay cả một cộng đồng tiêu dùng Việt cũng thể hiện rõ sự bạc nhược. Không có hiệp hội nào đủ mạnh để đại diện cho sức mạnh cộng đồng, không có chiến dịch tẩy chay nào thành công đủ để thị uy về quyền hạn chính đáng của các thượng đế.

Trong khi ở các nước, nếu vướng bê bối về chất lượng hay gian dối khách hàng, các thương hiệu đều đối diện sự sụt giảm mạnh về doanh số, thậm chí phải đóng cửa tại một số thị trường. Đơn cử như KFC, dù đã bồi thường cho cô bé Monika Samaan và xin lỗi, cam kết... song thị phần của hãng này cũng sụt giảm mạnh.

Tương tự, hãng đồ ăn McDonald’s chi nhánh tại Nhật Bản ước tính lỗ ròng 145 triệu USD năm 2014 sau khi bị cáo buộc sử dụng thịt gà quá hạn sử dụng... 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.