• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Subaru và MG đều được phân phối bởi Tan Chong nhưng có phải cùng một chủ?

10/01/2021, 08:30

Lãnh đạo Subaru Việt Nam giải thích về sự khác biệt giữa 2 công ty lớn cùng có tên gọi tắt là Tan Chong, và đang cùng bán xe hơi tại Việt Nam.

Tan Chong International ra mắt nhà máy lắp ráp Subaru đầu tiên tại Thái Lan tháng 4/2019

Trong một sự kiện mới đây tại Hà Nội, báo giới nêu thắc mắc về việc công ty giành được thương quyền phân phối ô tô Subaru, MG và trước đây là Nissan có phải cùng thuộc sở hữu của Tan Chong Malaysia?

Giải đáp băn khoăn này, người đứng đầu Subaru Việt Nam, bà Lê Thanh Hải - một trong các nữ Tổng Giám đốc hiếm hoi của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, cho hay: "Tan Chong phân phối xe Subaru và Tan Chong Malaysia là hai công ty khác nhau".

Cụ thể, công ty phân phối xe Subaru có tên đầy đủ là Tan Chong International Limited (TCIL) có trụ sở chính tại Singapore và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Hong Kong. Ngoài kinh doanh ô tô, TCIL còn kinh doanh bất động sản tại nhiều nước châu Á.

Còn nhà phân phối xe MG và trước đó là Nissan tại Việt Nam có tên đầy đủ là Tan Chong Motor Holdings Berhad (TCMH), trụ sở chính tại Malaysia và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Malaysia.

Theo bà Lê Thanh Hải, tuy cùng ra đời vào năm 1957 và là quà tặng của 2 doanh nhân cho 2 người con trai của họ, hai doanh nghiệp này không liên quan đến nhau.

Theo tiết lộ của bà Lê Thanh Hải, năm 2020 dù là một năm "đặc biệt" theo nghĩa không mấy tích cực của từ này, Subaru vẫn tăng trưởng mạnh mẽ tại Việt Nam.

Theo đó, thương hiệu Nhật Bản này đã mở thêm 9 đại lý ủy quyền mới, đồng thời tăng trưởng doanh thu 150% trong một năm "khắc nghiệt" như năm 2020.

Nhân viên một đại lý Nissan thuộc Tan Chong Motor Holdings Berhad tại Malaysia

Hồi tháng 5 năm ngoái, hãng xe Rolls-Royce cũng từng gửi thông tin nhằm giúp giới truyền thông phân biệt rạch ròi, tránh nhầm lẫn giữa 2 công ty cùng có tên gọi chứa tiền tố "Rolls-Royce".

Cụ thể, vào ngày 20/5/2020, công Rolls-Royce PLC tuyên bố cắt giảm 9.000 việc làm trên toàn thế giới, do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Thông tin này gây hiểu lầm là hãng xe hơi siêu sang cắt giảm việc làm toàn cầu.

Thực chất, tập đoàn Rolls-Royce PLC (trụ sở tại thủ đô London, Anh quốc) chuyên thiết kế và sản xuất động cơ cho ngành hàng không, cả dân dụng và quân sự, đồng thời cũng tham gia chế tạo nhà máy phát điện hạt nhân.

Còn Rolls-Royce Motor Cars là nhà sản xuất ô tô siêu sang hàng đầu thế giới, có trụ sở tại hạt Goodwood (Anh quốc), nơi chuyên lắp ráp thủ công những chiếc ô tô Rolls-Royce.

Rolls-Royce Motor Cars và Rolls‑Royce PLC dù trùng tên Rolls-Royce nhưng là 2 thực thể kinh tế khác nhau, thuộc sở hữu của 2 nhóm chủ thể khác biệt.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.