• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Tại sao Porsche và Subaru vẫn sử dụng loại động cơ có từ 100 năm trước?

02/02/2021, 08:00

Hơn 100 năm qua, động cơ boxer đã được sử dụng cho nhiều loại xe khác nhau, nhưng vì sao đến nay vẫn chỉ có Porsche và Subaru tiếp tục sử dụng?

image

Động cơ Boxer trên xe Subaru

Thuật ngữ Boxer (võ sĩ quyền anh) khi dùng để nói về một loại động cơ có nguồn gốc từ chuyển động đối nghịch của các pít-tông, giống như chuyển động của nắm đấm võ sĩ trong mặt phẳng nằm ngang.

Động cơ này được sinh ra ở Đức, nhưng lại không phải là sáng tạo của Porsche. Trên thực tế, nó được ông Karl Benz phát minh vào năm 1887, sử dụng hai pít-tông ngược chiều nằm ngang đạt đến điểm chết trên cùng, đồng thời đối trọng với nhau.

Nhiều năm sau, Ferdinand Porsche đã sử dụng động cơ này cho chiếc xe Volkswagen Beetle trứ danh.

Chiếc xe đầu tiên mang nhãn hiệu Porsche trang bị kiểu động cơ này là chiếc Porsche 356, và trở thành cốt lõi của sự xuất sắc về kỹ thuật của Porsche cho đến ngày nay.

Subaru giới thiệu động cơ boxer EA đầu tiên vào năm 1966 và vẫn cam kết sử dụng nó cho đến ngày nay trên hầu hết các loại xe của hãng.

Nhưng tại sao đến nay, chỉ 2 hãng xe này kiên trì sử dụng nó trên những chiếc xe hiện đại?

Porsche là hãng xe Đức duy nhất hiện còn dùng động cơ boxer

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải nhìn vào những ưu điểm và nhược điểm của động cơ boxer.

Do cấu tạo của chúng, động cơ phẳng có trọng tâm thấp hơn, truyền lên toàn bộ xe, dẫn đến độ ổn định cao hơn, đặc biệt là khi vào cua.

Cách bố trí này cũng tạo ra động cơ vận hành êm ái hơn vì chuyển động đấm ngược tự nhiên của piston làm giảm độ rung. Điều này giúp loại bỏ các thành phần chống rung và tăng độ bền.

Một ưu điểm quan trọng khác là hiệu suất nhiệt được cải thiện. Do cấu tạo của nó, dòng nước làm mát tốt hơn và nhiệt được phân tán hiệu quả hơn.

An toàn cũng là yếu tố then chốt, khi các động cơ boxer được lắp ở vị trí rất thấp, chúng ít gây hại cho hành khách trong trường hợp va chạm.

Subaru của Nhật cũng kiên trì sử dụng động cơ boxer từ năm 1966 đến nay

Mặt khác, có một số nhược điểm, một trong những nhược điểm chính là kích thước.

Boxers chiếm chỗ rộng hơn so với động cơ cấu hình chữ I hoặc chữ V thông thường, về lý thuyết, việc sử dụng boxer yêu cầu khung gầm rộng hơn.

Cũng vì kích thước, việc lắp động cơ boxer lên các xe dẫn động cầu trước (FWD) là rất khó.

Việc bảo dưỡng động cơ boxer cũng khó khăn hơn do khả năng tiếp cận của một số bộ phận bị hạn chế, đa phần là phải nâng xe lên cầu mới bảo dưỡng được.

Tuy nhiên, Porsche và Subaru đã tìm ra cách để tối đa hóa ưu điểm đồng thời khắc phục nhược điểm, tạo ra những chiếc xế hộp nhỏ gọn đủ mạnh mẽ, hiệu quả và bền bỉ để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

Video mô tả vận hành của động cơ Boxer trên xe Subaru

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.