• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Takata kiệt sức, tìm đối tác để "bán mình"

29/05/2016, 08:51

Takata được cho là đã không còn khả năng tài chính để tồn tại và hiện tại đang tìm đối tác để "bán mình".

takata-da-kiet-suc
Hàng chục triệu túi khí của Takata cung cấp mắc lỗi đã làm liên lụy đến hàng loạt các hãng sản xuất xe hơi hàng đầu thế giới - Ảnh: Reuters

Takata được cho là đã không còn khả năng tài chính để tồn tại qua cuộc khủng hoảng triệu hồi túi khí bị lỗi và đang làm liên luỵ hơn chục nhà sản xuất ô tô và giải pháp giờ đây là tìm đối tác để "bán mình".

Nhà cung cấp túi khí lớn nhất Nhật Bản đã thuê công ty tư vấn tài chính Lazard để lập một kế hoạch tái cơ cấu khả thi. Và một hướng đi đang được bàn tới là bán tỷ lệ cổ phần kiểm soát công ty cho một nhà đầu tư bên ngoài. Theo nguồn tin của Reuters, công ty KKR cũng tham gia đàm phán.

Cơ quan An toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) gần đây đã buộc Takata phải triệu hồi tất cả cụm bơm túi khí sử dụng ammonium nitrate làm chất kích nổ túi khí mà không dùng kèm chất hút ẩm để tránh tình trạng ammonium nitrate bị biến chất sau một thời gian tiếp xúc với môi trường độ ẩm cao, dẫn tới tình trạng túi khí bung quá lực, làm văng các mảnh kim loại sắc nhọn vào người ngồi trong xe. Đến nay, trên thế giới đã có 13 trường hợp tử vong liên quan đến lỗi này.

Yêu cầu của NHTSA khiến lượng sản phẩm Takata phải triệu hồi tăng gấp đôi, lên gần 70 triệu cụm bơm túi khí. Các nhà sản xuất sẽ chỉ chia sẻ một phần chi phí. Do đó, việc mở rộng triệu hồi sản phẩm đẩy Takata vào khó khăn về tài chính, và làm dấy lên thông tin hãng phải tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài.

Một đơn vị tham gia giải quyết khủng hoảng triệu hồi xe của Takata cho biết, công ty đang đàm phán các điều khoản tài chính với các nhà sản xuất ô tô để đi đến một giải pháp hợp tình hợp lý giải bài toán chi phí cho các vấn đề lỗi cụm bơm túi khí, trong khi vẫn đảm bảo cho Takata một đường sống.

Theo tính toán của Reuters, nhà cung cấp túi khí này có thể tiêu tốn tới 9 tỷ USD nếu bị kết luận là đơn vị duy nhất phải chịu trách nhiệm về lỗi túi khí nói trên.

Nguồn: Automotive

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.