• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Đánh giá xe

Tầm giá 1 tỷ đồng, mua Subaru Forester hay Honda CR-V?

16/01/2020, 08:00

Subaru Forester đại diện cho mẫu xe trang bị nhiều tính năng an toàn còn Honda CR-V có nhiều lợi thế về ngoại thất.

<>

Subaru Forester và Honda CR-V

Trong năm 2019 đã có 13.337 khách hàng mua xe Honda CR-V, kết quả này giúp mẫu xe chiến lược của Honda Việt Nam lọt Top 10 xe được mua nhiều nhất năm 2019. Đồng thời Honda CR-V cũng là mẫu xe bán chạy nhất phân khúc trong năm 2019. Cùng phân khúc với Honda CR-V là những cái tên như: Mazda CX-5, Subaru Forester, Mitsubishi Outlander, Nissan X-trail hay Peugeot 3008.

Nhiều khách hàng Việt tỏ ra hào hứng trước thông tin Subaru Forester có mức giá rẻ hơn 300 triệu so với bản cũ. Nguyên nhân là do nhà máy mới của Subaru đã có mặt tại Bangkok nên Forester sẽ được nhập khẩu từ Thái Lan thay vì Nhật Bản.

Thông tin này khiến không ít người dùng chần chừ trước quyết định mua Subaru Forester hay Honda CR-V nhập Thái bởi khoảng cách đã được thu hẹp.

Về giá bán

Honda CR-V Giá niêm yết
1.5 E 983 triệu đồng
1.5 G 1,023 tỉ đồng
1.5 L 1,093 tỉ đồng
Subaru Forester Giá niêm yết
2.0 i-L 1,128 tỷ đồng
2.0 i-S 1,218 tỷ đồng
2.0 i-S Eyesight 1,288 tỷ đồng

Về ngoại thất

Thông số kỹ thuật Honda CR-V 1.5 L Subaru Forester 2.0 i-S Eyesight
Chiều dài x chiều rộng x chiều cao (mm) 4854 x 1855 x 1679 4625 x 1815 x 1730
Khoảng sáng gầm xe (mm) 198 220
Chiều dài cơ sở (mm) 2660 2670

Cụm đèn pha của Forester có cấu tạo gồm một bóng cầu pha lê cỡ lớn tạo cái nhìn mạnh mẽ. Trong khi đó CR-V có phong cách nhẹ nhàng hơn gồm nhiều bóng nhỏ li ti. Cả 2 đều ứng dụng công nghệ LED sắc sảo.

Cụm đèn trước của Honda CR-V và Subaru Forester

Cụm đèn trước của cả 2 mẫu xe đều được trang bị công nghệ LED có tính năng tự động điều chỉnh tầm chiếu sáng. Tuy nhiên trên CR-V còn có tính năng tự động bật/tắt theo cảm biến ảnh sáng.

Dải đèn LED chạy ban ngày của Forester hình lưỡi búa trông dữ dằn hơn hẳn đường chỉ thanh mảnh của CR-V. Bù lại CR-V sở hữu mặt ca lăng gồm thanh crom dày bản tạo cái nhìn khoẻ khoắn và sang trọng.

Nhìn cả 2 mẫu xe từ trực diện phía trước

Cản trước của Forester được đẩy lên cao đậm chất địa hình trái ngược với kiểu dáng được sơn bạc khá hiền lành của CR-V. Thân xe của cả hai xe đều xuất hiện các đường gân dập nổi kéo dài. Tuy nhiên, Forester trông thanh thoát hơn với đường vuốt cong táo bạo lên thẳng viền cửa thay vì chạy dài đến đuôi xe có phần nhàm chán của CR-V.

Forester được trang bị cặp gương chiếu hậu hiện đại có khả năng gập-chỉnh điện, sấy gương, tự điều chỉnh khu lùi. Trong khi đó gương của CR-V chỉ có thể gập điện.

Đèn hậu của Forester có tạo hình dạng càng cua rất lạ mắt đi kèm công nghệ LED sắc sảo.

Subaru Forester vẫn sử dụng đèn hậu dạng Halogen trong khi của Honda CR-V là LED

CR-V có đèn hậu LED tinh tế hơn hình chữ “T” xếp ngược vô cùng nổi bật khi nhìn từ sau. Cả hai đối thủ đều tích hợp cánh lướt gió cỡ lớn giúp phô trương những đường nét cơ bắp và thể thao. Tuy nhiên, độ thể thao của CR-V trội hơn khi có cụm ống xả tròn nằm đối xứng nhau còn Forester chỉ có duy nhất một ống xả.

Trên cả 2 mẫu xe đều được trang bị bộ la-zang hợp kim kích thước 18 inch với thiết kế thể thao.

Về nội thất

Thiết kế khoang lái của Honda CR-V có phần nam tính và thể thao hơn Subaru Forester

Subaru Forester có chiều dài cơ sở đạt 2.670 mm, nhiều hơn 10 mm so với con số 2.660 mm của Honda CR-V. Nhờ đó, Forester có không gian rộng rãi hơn để tạo ra sự thoải mái giữa các hàng ghế.

Tại Thái Lan, tính năng cửa sổ trời không được ưa chuộng, do đó Forester đang trưng bài đã bị lược bỏ trang bị này.

Cửa sổ trời toàn cảnh Panorama trên phiên bản 1.5 L của Honda CR-V

Không những vậy, CR-V còn có hệ thống chủ động kiểm soát tiếng ồn giúp khoang cabin yên tĩnh, tạo cảm giác thư giãn.

Bảng táp lô của Forester trông công nghệ và hiện đại hơn hẳn nhờ màn hình giải trí lên đến 8 inch, trong khi CR-V chỉ là 7 inch. Ghế lái hai xe đều có tính năng chỉnh điện 8 hướng, dù vậy Subaru cho thấy mình chu đáo hơn khi tích hợp bộ nhớ 2 vị trí.

Honda CR-V có lợi thế hơn khi được bố trí thêm hàng ghế thứ 3

Đều là 2 mẫu xe có tầm giá hơn 1 tỷ, do đó ghế ngồi được bọc da đắt tiền là chuyện dễ hiểu. Để tăng cường khả năng vận chuyển, Honda đã bổ sung hàng ghế thứ 3 với 2 ghế ngồi. Dù vậy hàng ghế này vẫn có thể gập 50:50 hoặc gập phẳng để chủ nhân chứa hàng.

Subaru lại có cách nghĩ khác khi quyết định chừa hẳn khoảng không gian rộng rãi phía sau giúp tối ưu không gian chứa đồ.

Về trang bị tiện nghi

Trang bị tiện nghi Honda CR-V 1.5 L Subaru Forester 2.0 i-S Eyesight
Điều hoà tự động 2 vùng độc lập chỉnh bằng cảm ứng chỉnh cơ
Cửa gió điều hoà cho hàng ghế sau
Kết nối USB, bluetooth, AUX, đàm thoại rảnh tay
Điều khiển bằng giọng nói, kết nối wifi, HDMI, điện thoại thông minh, hệ thống dẫn đường, 4 cổng sạc không
Kết nối Apple Carplay và Android Auto không
Dàn âm thanh 8 loa 4 loa
Chìa khoá thông minh, khởi động bằng nút bấm

Về trang bị an toàn

Tính năng phát hiện vật thể phía trước dựa vào bộ "mắt thần" trên Forester i-S Eyesight
Trang bị an toàn Honda CR-V 1.5 L Subaru Forester i-S Eyesight
Số lượng túi khí 6 7
Chống bó cứng phanh, hỗ trợ phanh khẩn cấp, cân bằng điện tử, ghế an toàn cho trẻ em, cruise control, camera lùi
Cảnh báo chống buồn ngủ, hỗ trợ đánh lái chủ động, kiểm soát lực kéo, phân phối lực phanh điện tử, hỗ trợ khởi hành ngang dốc, khung xe hấp thụ lực và tương thích va chạm không
Cảnh báo phương tiện cắt ngang khi lùi, cảnh báo điểm mù, phanh tự động khi gặp vật thể lớn (Eyesight), cảm biến lùi, cảnh báo chệch làn đường không

Về động cơ và vận hành

Dù Forester được đánh giá cao hơn về đẳng cấp nhưng mẫu xe nhà Honda lại có khả năng vận hành ấn tượng hơn. Khối động cơ 1.5L tăng áp của CR-V có khả năng tạo ra đến 188 mã lực trong khi cỗ máy 2.0L hút khí tự nhiên của Forester chỉ đạt 156 mã lực.

Điểm cộng lớn khi cả hai đều được trang bị hộp số CVT giúp đem đến trải nghiệm lái thích thú với quá trình sang số mượt mà.

Với lợi thế gầm cao 220 mm, Forester chiếm ưu thế hơn hẳn trong những pha off-road. Không những vậy, Forester còn có chế độ lái X-Mode giúp xe hoạt động dễ dàng trong điều kiện mặt đường trơn trợt, gập ghềnh.

Có dung tích xy lanh thấp hơn tạo điều kiện cho CR-V có mức tiêu hao nhiên liệu lý tưởng. Cụ thể, CR-V có mức tiêu hao nhiên liệu kết hợp, trong đô thị, ngoài đô thị lần lượt là 6.9L/100km, 8.9L/100km, 5.7L/100km.

Không có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng như CR-V nhưng Forester có thêm hệ thống Idling stop. Khi xe dừng đèn đỏ, hệ thống này sẽ ngắt động cơ tự động.

Kết luận

Nhìn chung, CR-V có lợi thế về giá bán và động cơ mạnh mẽ cùng nhiều tính năng an toàn. Tuy nhiên, dễ dàng nhận ra, Subaru Forester có nhiều tinh năng an toàn phù hợp với tình hình giao thông hiện tại ở Việt Nam hơn. Do đó, Subaru Forester 2020 được xem là mẫu xe đáng để trải nghiệm hơn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.