• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Tàu điện phục vụ Olympic gây lo lắng về độ an toàn

08/08/2016, 08:25

Metro Line 4 đã chính thức hoạt động trước ngày khai mạc Olympic Rio nhưng nhiều người lại lo ngại về độ an toàn.

Xegiaothong_tau_dien_ngam
Quyền Tổng thống Brasil Michel Temer đi thử chuyến đầu tiên trên tuyến tàu số 4

(Metro Line 4) đã chính thức hoạt động trước ngày khai mạc Olympic Rio 2016. Tuy nhiên, nhiều người lại tỏ ra lo lắng cho sự an toàn của con tàu sử dụng trên tuyến đường này...

Dự án tỉ đô hoàn thành trong phút chót

Metro Line 4 tại TP Rio de Janero có kinh phí 3,1 tỉ USD, kết nối thành phố du lịch của Rio với khu vực phía Tây Barra da Tijuca nơi tổ chức nhiều sự kiện liên quan tới Olympic. Dự kiến, tuyến tàu sẽ phục vụ hơn 300.000 lượt khách/ngày. Tuy nhiên, trong thời gian diễn ra Olympic và Paralympics (từ 1/8 - 19/9), phương tiện này sẽ chỉ phục vụ các vận động viên, ban tổ chức và khách có vé tham dự các cuộc thi đấu liên quan tới hai sự kiện trên.

Trước đó, ban tổ chức vô cùng lo lắng về Metro Line 4 không hoàn thành đúng hạn để phục vụ lễ khai mạc vào ngày 5/8. Dự án mở rộng 16km đường sắt dự kiến được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1998, nhưng liên tiếp bị trì hoãn vì nhiều lý do. Thứ nhất, Tập đoàn liên kết giữa Queiroz Galvao và Odebrecht Infraestrutura - đơn vị thi công bị điều tra tham nhũng. Tập đoàn trên bị bắt quả tang dính líu vào vụ tham nhũng lớn nhất từ trước tới nay tại Brasil, nghi ngờ hối lộ Công ty Dầu khí quốc gia Petrobas.

Một vấn đề khác, chi phí dự án liên tục bị đội lên, ban đầu dự kiến 1,5 tỉ USD, sau đó lên tới hơn 3 tỉ USD. Tháng 6 vừa rồi, giới chức TP Rio tuyên bố không đủ tiền tiếp tục dự án, buộc Chính phủ liên bang phải mở gói cứu trợ 870 triệu USD; trong khi Brasil đang thâm hụt ngân sách thường niên 6 tỉ USD.

Canh cánh nỗi lo an toàn

Do thi công gấp rút, chưa có nhiều thời gian thử nghiệm, nên rất nhiều e ngại về sự an toàn của tuyến tàu này. Ông Jose Cabral Gomes, người chịu trách nhiệm kiểm soát lưu lượng giao thông tại khu vực công trường lo lắng: “Hàng đêm, tôi đều cầu nguyện mọi thứ sẽ ổn thỏa, không có chuyện gì xảy ra với tuyến tàu đó”.

Trong khi đó, Chủ tịch Hội Chuyên gia đường sắt FerroFrente, ông Ferreira Goncalves cho biết: “Thời gian còn lại quá ít để thử nghiệm dự án khổng lồ này. Cái gì có thể đảm bảo dự án phức tạp và nhạy cảm này hoạt động đúng nhịp và an toàn?”. Không chỉ vậy, Reuters dẫn lời một kỹ sư điện giấu tên làm việc tại nhà ga cho biết, sau hôm khai trương: “Thực chất, hiện nay, chúng tôi vẫn đang hoàn thiện dự án. Dự án này được khai trương trong tình trạng chưa hoàn thành, như bao dự án khác của Chính phủ”.

Nguồn cung cấp tin là kỹ sư điện, làm nhiệm vụ nối dây tại sân ga Sao Conrado - một trong những nhà ga quan trọng trên tuyến đường 4 vì phục vụ người dân tại thị trấn đông dân Rocinha. Tuy nhiên, trao đổi với Reuters, tập đoàn Rio Barra khẳng định, tuyến số 4 đã hoàn thành 100% và nguồn cung cấp thông tin của Reuters không làm việc cho họ. Metro Line - đơn vị điều hành tuyến đường sắt  cũng khẳng định, công nhân chỉ dọn dẹp các thiết bị còn lại trên hiện trường sau khi hoàn thành.

Tâm lý lo ngại cũng bởi các tàu do Trung Quốc cung cấp dính không ít “phốt” trên thế giới. Mới nhất là vụ Singapore trả về nơi sản xuất hàng chục tàu điện ngầm “made in China” vì lỗi. Tiếp đó là vụ Philippines khi mua 48 tàu điện từ Tập đoàn Đường sắt Phía Bắc Trung Quốc (CNR) Dalian với giá 3,76 tỉ peso (80 triệu USD) cũng gặp một số vấn đề về chất lượng. Hay vụ Mỹ bất ngờ hủy hợp đồng xây dựng đường sắt cao tốc với Trung Quốc vì lo ngại chất lượng không đạt chuẩn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.