• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Tesla có thể phải đền tiền vì quảng cáo sai công suất xe

06/07/2016, 08:44

Na Uy đã yêu cầu Tesla phải bồi thường cho các chủ xe Model S P85D do quảng cáo sai công suất xe.

2015-tesla-model-s-p85d-first-drive-review-car-and

Mẫu Model S P85D bị Nauy kiện vì quảng cáo sai sự thật - Ảnh: Electrek

Năm ngoái, một số chủ xe Model S P85D ở Na Uy kiện Tesla quảng cáo công suất xe cao hơn thực tế, nhưng Hội đồng người tiêu dùng Na Uy đã đứng về phía Tesla nên đơn kiện tiếp tục được gửi lên Uỷ ban giải quyết tranh chấp người tiêu dùng; và mới đây, cơ quan này đã ra phán quyết có lợi cho các chủ xe Tesla Model S.

Vấn đề xoay quanh việc Tesla đã quảng cáo sai công suất xe Model S P85D, với hai mô-tơ. Khi mới giới thiệu xe, Tesla quảng cáo hai mô-tơ điện có công suất kết hợp đạt 691 mã lực (467 mã lực của mô-tơ trước và 224 mã lự ở mô-tơ sau).

Công suất của từng mô-tơ thì chính xác, nhưng trên thực tế, xe chưa bao giờ đạt công suất kết hợp như Tesla quảng cáo, do còn nhiều yếu tố hạn chế chứ không thể đơn thuần cộng công suất của hai mô-tơ điện.

Tesla khẳng định rằng họ luôn nói rõ các con số là của mô-tơ nói riêng chứ không phải công suất của xe. Công ty cũng nhấn mạnh rằng điều đó không làm thay đổi tính năng vận hành của xe Model S P85D, nhưng một số khách hàng vẫn cảm thấy bị lừa.

Không lâu sau khi diễn ra vụ việc, Tesla đã thay đổi cách giới thiệu công suất xe.

Giờ đây, Uỷ ban giải quyết tranh chấp người tiêu dùng Na Uy đứng về phía các chủ xe và yêu cầu Tesla bồi thường 500.000 Krone (khoảng 6.000 USD) cho mỗi chủ xe Model S P85D.

Tổng số tiền Tesla phải bồi thường cho các chủ xe Model S P85D ở Na Uy có thể lên đến hơn 1 triệu USD.

Sau khi có phán quyết, Tesla cho biết, các cuộc thử nghiệm do Tesla và các bên thứ ba thực hiện cho thấy thông số về khả năng tăng tốc và công suất động cơ luôn chính xác, thậm chí thấp hơn thực tế. Về khả năng tăng tốc, Tesla giới thiệu xe Model S P85D tăng tốc từ 0-100km/h mất 3,3 giây, trong khi Motor Trend và một số chuyên trang khác thực tế đo được chỉ 3,1 giây. Tương tự, thông số công suất của mô-tơ điện mà Tesla sử dụng đã được các cơ quan chức năng châu Âu xác nhận. Dựa trên các thông tin này, Hội đồng người tiêu dùng Na Uy đã xử theo hướng có lợi cho Tesla.

Công ty vẫn còn vài tuần nữa để kháng cáo trước khi phán quyết bồi thường cho khách hàng có hiệu lực.

Theo Electrek

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.