• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Thanh Hóa thu hồi đất của dự án ô tô Vinaxuki

28/06/2021, 13:30

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ra quyết định thu hồi khu đất dự án có diện tích 45,6 ha của dự án ô tô Vinaxuki Thanh Hóa.

Nhà máy Vinaxuki Thanh Hóa của doanh nhân Bùi Ngọc Huyên

Ngày 24/6/2021, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 2194/QĐ-UBND về việc thu hồi 456.344m2 đất của Công ty TNHH Một thành viên ô tô Vinaxuki Thanh Hóa (gọi tắt là Vinaxuki Thanh Hóa), có địa chỉ tại 2 xã Đại Lộc và Triệu Lộc (huyện Hậu Lộc).

Đồng thời, cho Công ty Cổ phần giải trí nghe nhìn Toàn Cầu thuê khu đất trên để tiếp tục sử dụng để thực hiện dự án cụm các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, máy xây dựng.

Tháng 10/2010, Vinaxuki Thanh Hóa được cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án Cụm các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, máy xây dựng Vinaxuki với quy mô dự kiến lên tới 92,3 ha, tổng vốn đầu tư 1.360 tỉ đồng. Dự án có thời hạn sử dụng đất đến ngày 26/1/2059.

Mục tiêu của nhà máy Vinaxuki là sản xuất, lắp ráp xe ô tô tải có tải trọng từ 0,5 tấn đến 45 tấn; sản xuất lắp ráp xe ô tô buýt từ 16 chỗ ngồi đến 100 chỗ ngồi; sản xuất phụ tùng ô tô các loại.

Khi đi vào hoạt động, nhà máy Vinaxuki đặt kỳ vọng mỗi năm sẽ sản xuất ra 15.000 xe tải, 400 xe buýt và 75.000 tấn phụ tùng linh kiện ô tô các loại.

Tuy nhiên, chỉ sau 2 năm hoạt động, tới năm 2013 nhà máy bắt đầu ngưng trệ, rồi bỏ hoang phế từ đó đến nay.

Cuối năm 2017, UBND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định thu hồi một phần dự án có diện tích 26 ha, đồng thời thông báo sẽ thu hồi đất nếu Vinaxuki không tiếp tục đầu tư, tái khởi động lại nhà máy.

Khi đó, Chủ tịch Vinaxuki là doanh nhân Bùi Ngọc Huyên trần tình, năm 2011 do khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao, đơn vị tài trợ cho Vinaxuki là ngân hàng Vietcombank đã cắt vốn đầu tư.

Xe máy công trình thuộc dự án Vinaxuki thế chấp tại Vietcombank, được rao bán đấu giá năm 2020. Ảnh: Trịnh Tuân/TPO

7 năm sau, vào tháng 11/2020, ngân hàng Vietcombank (chi nhánh Thăng Long) ra thông báo đấu giá tài sản gắn liền với đất thuộc dự án, là tài sản đảm bảo cho khoản vay của Vinaxuki.

Nhà băng này cũng từng dăm lần bảy lượt rao bán đấu giá khối tài sản gồm nhà xưởng, máy móc trị giá vài chục tỷ đồng đã bị bỏ hoang phế nhiều năm.

Cụ thể, toàn bộ tài sản trên đất được hình thành thuộc dự án xây dựng Cụm các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, máy xây dựng Vinaxuki Song Lộc, có diện tích nhà xưởng xây dựng 36.000 m2.

Máy móc thiết bị của Công ty TNHH Ô Tô Vinaxuki Thanh Hóa để sản xuất ô tô tải, gồm cẩu trục 10 tấn, cẩu trục 5 tấn, máy nén khí, máy sấy khí, máy cán tôn thủy lực, các loại máy xúc, máy ủi và các máy móc thiết bị khác. Giá khởi điểm đưa ra đấu giá là 28,29 tỷ đồng.

Sau khi ngân hàng lần lượt phát mại tài sản, nay đến lượt UBND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định thu hồi khu đất dự án , có thể coi như dấu chấm hết cho giấc mơ làm ra xe nội của doanh nhân đầy hoài bão Bùi Ngọc Huyên.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.