• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Thay phụ kiện một chiếc xe đắt gấp 12 lần mua xe mới

11/05/2015, 14:46

Trung Quốc vừa phạt Mercedes-Benz 350 triệu NDT, với cáo buộc công ty này làm giá đối với dòng xe hạng sang...

101

Tại Trung Quốc, chi phí cho việc thay thế các bộ phận của chiếc xe Mercedes C-classcao gấp 12 lần mua xe mới

Các nhà quản lý cho biết, từ tháng 1/2013 đến tháng 7/2014, Mercedes-Benz đã có hướng dẫn làm giá bằng miệng, chứ không bằng các văn bản chính thức cho các đại lý ở miền Đông tỉnh Giang Tô. Theo Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia, Mercedes-Benz buộc các đại lý phải duy trì mức giá tối thiểu đối với dòng xe sedan E và S-class hoặc phải đối mặt với nguy cơ “giảm chính sách hỗ trợ” từ hãng này. Mức phạt đưa ra cho Mercedes-Benz tương đương 7% doanh thu bán hàng năm ngoái của hai dòng xe này. Các đại lý của Mercedes-Benz bị phạt 7,87 triệu NDT, tương đương 1% doanh thu.

"Chính phủ Trung Quốc tiến hành chiến dịch chống độc quyền phù hợp với luật pháp và tiến hành một cách minh bạch. Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng chiến dịch này. Đây là một trong những bước nhằm cải thiện và hoàn thiện môi trường kinh doanh”.

Thủ tướng Trung Quốc
Lý Khắc Cường

Theo tuyên bố của Cục Quản lý giá tỉnh Giang Tô, thuộc Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia - một trong ba cơ quan Chính phủ phụ trách việc thi hành luật chống độc quyền, từ năm 2010, các cơ quan chức năng đã phát hiện hãng này đã ra những hướng dẫn tương tự về việc áp dụng giá tối thiểu đối với một số linh kiện thay thế. Cục cũng cho biết, Mercedes-Benz đã đóng vai trò thúc đẩy trong việc tạo và ép buộc thỏa thuận giá cả. Việc vi phạm của Mercedes-Benz được công bố từ hồi tháng 8 năm ngoái nhưng tới nay mới chính thức tuyên phạt. Hiệp hội bảo hiểm Trung Quốc cho biết, việc thay thế tất cả các bộ phận trên một chiếc  Mercedes C-class có chi phí cao gấp 12 lần mua xe mới.

Trong một tuyên bố sau khi án phạt được thông báo, người phát ngôn của Daimler - tập đoàn sở hữu thương hiệu Mercedes-Benz tại Bắc Kinh cho biết: “Mercedes-Benz Trung Quốc chấp nhận quyết định phạt và chịu trách nhiệm với luật cạnh tranh một cách nghiêm túc. Chúng tôi đã áp dụng mọi bước phù hợp để đảm bảo tuân thủ hoàn toàn bộ luật cạnh tranh”.

Hồi năm ngoái, Trung Quốc cũng phạt Chrysler và Audi với tổng mức phạt 46 triệu USD vì vi phạm luật chống độc quyền; 12 công ty phụ tùng Nhật Bản cũng bị phạt khoảng 200 triệu USD vì cáo buộc chuyển giá.

Chống chuyển giá trên toàn cầu

Ông Jia Xinguang, Chuyên gia  phân tích cấp cao của Hiệp hội đại lý ô tô Trung Quốc cho biết: “Việc thao túng giá khá phổ biến, nhưng trước đây ít khi bị điều tra. Ưu tiên hàng đầu là giám sát hàng ngày hơn là tiến hành chiến dịch điều tra và ra án phạt tài chính”.

Nhiều hãng như BMW, Audi, Chrysler, Toyota Motor Corp và Honda Motor Co đều tuyên bố giảm giá đối với ô tô và phụ tùng xe trước áp lực điều tra chống độc quyền. Shanghai General Motors, liên doanh giữa General Motors Co và SAIC Motor Group, sản xuất và bán Chevrolet, Buick và Cadillac tại Trung Quốc đại lục cũng bị “hỏi thăm” trong quá trình điều tra chống độc quyền.

Trung Quốc là quốc gia tiếp theo có động thái nghiêm khắc với các nhà sản xuất trong cuộc chiến chống chuyển giá toàn cầu trong ngành ô tô được triển khai ở châu Âu, Mỹ, Nhật Bản. Mới nhất, toà án Mỹ tuyên 15 tháng tù và mức phạt 20 nghìn USD cho ông Takashi Toyokuni - cựu Giám đốc điều hành của công ty phụ tùng Hitachi, cho tội danh định giá phụ tùng ô tô cho các hãng xe (Ford, GM, Nissan, Toyota, Honda) tại Mỹ, từ năm 2000-2010, theo CNBC. Ngoài ra, giới chức tư pháp Mỹ cũng buộc tội 52 cá nhân, 34 công ty với khoản tiền phạt lên tới gần 2,5 tỷ USD.

Trước đó, Ủy ban Thương mại công bằng Nhật Bản đã phạt 12 nhà sản xuất phụ tùng nội địa 332 triệu USD vì vi phạm luật chống độc quyền. Ở Mỹ, Bộ Tư pháp nước này cho biết 28 công ty trong đó có Denso và Yazaki và hơn 20 hãng khác đồng ý nộp phạt 2,4 tỷ USD, sau những cáo buộc tương tự.

Ủy ban Cạnh tranh Singapore phạt Nachi-Fujikoshi Corp, NTN và NSK 7,43 triệu USD vì ấn định giá đối với chi tiết vòng bi. Ủy ban châu Âu cũng tuyên phạt 182 triệu USD cho các hãng Yazaki, NTN Corp, NSK và Furukawa Electric về giá cả các phụ tùng như đèn xe, điều hòa, đai an toàn, túi khí, tản nhiệt và gạt mưa. Theo Bloomberg, Tòa án liên bang Mỹ tuyên phạt 20 công ty chuyển giá bất hợp pháp, thu lời khoảng 5 tỷ USD. Toà án xác định, vụ chuyển giá có ảnh hưởng đến hơn 25 triệu xe đã bán ra ở Mỹ với các nhãn hiệu Toyota, GM, Ford hay Chrysler. Ngoài ra, 17 cựu lãnh đạo của các công ty cũng bị bắt giam để điều tra.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.