• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Thị trường ô tô đầu năm 2019: Xe nhập lật ngược thế cờ

01/03/2019, 08:51

Trái ngược với đầu năm 2018, thị phần ô tô nhập khẩu tại Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ, vượt tới 166% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xe nhập về Việt Nam thuận lợi từ đầu năm 2019 sẽ giúp doanh số ô tô nhập khẩu tăng cao hơn so với năm 2018 - Ảnh: Tùng Lê

Trái ngược với đầu năm 2018, thị phần ô tô nhập khẩu tại Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ, vượt tới 166% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết hợp với việc nhiều mẫu xe sản xuất lắp ráp chuyển sang nhập khẩu, doanh số ô tô nhập khẩu trong năm 2019 có thể sẽ cân bằng, thậm chí vượt qua xe nội.

Ô tô nhập khẩu lên ngôi

Theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tháng 1/2019, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 33.484 xe. Trong đó, doanh số của xe lắp ráp trong nước đạt 18.799 xe, giảm 12% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 14.685 xe, tăng 14% so với tháng cuối cùng của năm 2018. Tuy mức tăng trưởng hàng tháng không quá mạnh mẽ nhưng nếu so với cùng kỳ năm 2018, doanh số xe nhập khẩu bán ra tháng 1/2019 tăng trưởng tới 166%.

Thực tế cho thấy, trong khoảng thời gian nửa đầu năm 2018, nhiều đại lý ô tô không có xe nhập khẩu để bán. Khi đó, ô tô sản xuất lắp ráp trong nước gần như chiếm lĩnh toàn bộ thị trường, nhiều hãng xe sản xuất không kịp để đáp ứng nhu cầu. Vì thế, tính đến hết 6 tháng đầu năm 2018, cán cân giữa doanh số xe sản xuất lắp ráp với xe nhập khẩu mất cân đối nghiêm trọng, gấp tới 6 lần so với xe nhập khẩu, bỏ xa con số hơn 2,5 lần của cùng kỳ năm 2017.

Sự thiếu hụt về ô tô nhập khẩu đã tác động mạnh đến nhu cầu mua ô tô của người dân. Nhiều mẫu xe nhập trong khoảng thời gian đầu năm 2018 do khan hàng đã ép khách phải mua kèm thêm các gói phụ kiện trị giá tới cả trăm triệu đồng như: Honda CR-V, Ford Ranger hay Toyota Fortuner.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/2, cả nước đã nhập khẩu 16.208 ô tô nguyên chiếc các loại, cao gấp 42 lần so với cùng kỳ năm 2018. Dòng xe chiếm thị phần nhiều nhất là ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống với 11.178 xe. Các mẫu xe này chủ yếu có nguồn gốc từ Thái Lan và Indonesia được hưởng mức thuế nhập khẩu 0%.

Sự tăng trưởng doanh số ô tô nhập khẩu mạnh mẽ trong tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm trước có được do các doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam không còn khó khăn hay vướng mắc trong các thủ tục nhập khẩu xe. Xe nhập khẩu đã có thể thuận lợi về Việt Nam kể từ khoảng giữa năm 2018 cho đến nay. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của ô tô nhập khẩu liên tiếp qua từng tháng cho thấy nhu cầu của người dân đối với loại xe này vẫn rất lớn. Nhất là trong tình cảnh xe nhập miễn thuế ồ ạt đổ bộ vào Việt Nam, có giá thành rẻ hơn so với xe sản xuất, lắp ráp trong nước.

Do được miễn thuế nhập khẩu nên hiện nay, một số mẫu xe đang lắp ráp tại Việt Nam cũng đã chuyển hướng sang nhập khẩu nguyên chiếc từ thị trường ASEAN, như Mazda2 hay Suzuki Swift và sắp tới có thể là cả Toyota Camry.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng tiểu ban Chính sách VAMA nhận định, trước tình hình ô tô nhập khẩu ASEAN được miễn thuế, rất có thể những mẫu xe đạt doanh số không cao tại Việt Nam sẽ được chuyển từ sản xuất lắp ráp sang nhập khẩu, chi phí rẻ hơn.

Trước tình cảnh hiện tại, nhiều người đặt ra câu hỏi, nếu như năm 2018, ô tô sản xuất lắp ráp trong nước thắng thế bởi xe nhập khẩu gặp khó khăn thì bước sang 2019, khi mọi thứ đã thuận lợi, xe lắp ráp còn giữ được vị thế của mình?

Xe nhập thuận lợi về Việt Nam từ đầu năm 2019 sẽ giúp doanh số ô tô nhập khẩu tăng cao hơn so với năm 2018

Ô tô nhập có áp đảo xe lắp ráp?

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định, hiện nay, nhiều người dân vẫn có tâm lý sính ngoại, thích xe nhập khẩu hơn xe lắp ráp. Vì thế khi bước sang năm 2019, với những thuận lợi trong các thủ tục nhập khẩu, doanh số ô tô nhập khẩu chắc chắn sẽ tăng. “Giá ô tô nhập khẩu ASEAN được ưu đãi không cao hơn nhiều so với xe sản xuất, lắp ráp trong nước trong khi chất lượng đảm bảo nên nhu cầu đối với xe nhập của người Việt Nam vẫn còn rất lớn”, chuyên gia chia sẻ.

Cũng theo ông Long, để giảm tình trạng xe nhập khẩu lấn át xe lắp ráp trong thời gian tới, Bộ Tài chính đã đề xuất thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ô tô con sản xuất lắp ráp trong nước, khuyến khích doanh nghiệp gia tăng tỷ lệ nội địa hóa.

Đại diện một hãng xe vừa sản xuất lắp ráp, vừa nhập khẩu tại Việt Nam cũng nhận định, về mặt lý thuyết, ô tô nhập khẩu trong năm 2019 chắc chắn sẽ tăng trưởng so với năm 2018 bởi nhiều hãng xe tại Việt Nam tăng tốc nhập khẩu xe, bù lại khoảng thời gian hơn nửa đầu năm 2018 không nhập khẩu được.

Cùng nhận định, ông Nguyễn Trung Hiếu cho rằng, ô tô nhập khẩu trong năm 2019 sẽ tăng trưởng so với năm 2018, là một năm nhiều biến động đối với thị trường ô tô tại Việt Nam. Tuy nhiên, với quan điểm cá nhân, ông Hiếu nhận định, ô tô nhập khẩu sẽ không thể tăng trưởng đột biến và áp đảo được xe sản xuất lắp ráp trong nước. “Theo cá nhân tôi, giả sử trong trường hợp không có thêm chính sách tác động đến ô tô nhập khẩu, doanh số bán ra năm 2019 của loại xe này sẽ tăng. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn có chiến lược phát triển quy hoạch ngành ô tô, phát triển ô tô sản xuất lắp ráp trong nước nên khả năng xe nhập khẩu tăng trưởng mạnh, áp đảo xe lắp ráp trong nước sẽ rất khó xảy ra”, ông Hiếu chia sẻ thêm.

Để phát triển ô tô sản xuất lắp ráp trong nước, VAMA đã từng đưa ra gói giải pháp. Đầu tiên, là phải có thị trường tăng trưởng ổn định để doanh nghiệp yên tâm đầu tư và sản xuất lắp ráp. Tiếp đến, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ thuận lợi cho sản xuất như đề xuất thay đổi cách tính thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước mà Bộ Tài chính đề xuất vừa qua là ví dụ điển hình. Cuối cùng, khi chính sách hỗ trợ đã có, phải tập trung vào phát triển nền công nghiệp phụ trợ, tăng tỷ lệ nội địa hóa với ô tô, từ đó giúp giảm giá thành.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.