• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Thị trường ô tô nhập “bẻ lái” ngoạn mục

30/09/2016, 07:14

Trong khi lượng ôtô nhập từ Trung Quốc lao dốc mạnh thì tỷ lệ xe nhập từ Nga vào Việt Nam tăng đột biến.

dongfeng 1
Nhiều dòng xe nhập khẩu từ Trung Quốc như Dongfeng tưởng rẻ hóa đắt vì tuổi thọ kém

Trong khi lượng ô tô nhập từ Trung Quốc lao dốc mạnh thì tỷ lệ xe nhập từ Nga vào Việt Nam tăng đột biến gần 1.800%.

Cú đột phá từ thị trường Nga

Thống kê từ Tổng cục Hải quan, 8 tháng đầu năm 2016 Việt Nam đã chi 1,6 tỷ USD nhập hơn 68.899 chiếc ô tô từ 12 quốc gia.

Nếu xét về số lượng, Thái Lan hiện là quốc gia xuất khẩu ô tô nhiều nhất vào Việt Nam với hơn 21.100 xe từ đầu năm tới nay. Tiếp đến là Hàn Quốc (hơn 12.700 xe), Ấn Độ (hơn 9.300 xe)... Theo ghi nhận, hầu hết các dòng xe bán tải nhập từ Thái Lan như: Toyota Hilux, Ford Ranger, Mitsubishi Triton, Mazda BT-50 và Chevrolet Colorado... đang bán khá chạy với giá 700-800 triệu đồng/chiếc.

Xét về giá, xe nhỏ giá rẻ từ Ấn Độ cũng đang “làm mưa, làm gió” tại thị trường Việt với mức bình quân (chưa tính thuế phí) khoảng 150 triệu đồng/xe. Tiếp đến là Indonesia (khoảng 280 triệu đồng/xe); Thái Lan (hơn 400 triệu đồng/xe); Hàn Quốc (gần 380 triệu đồng/xe)...

Chủ một showroom trên đường Phạm Hùng cho biết, xe nhập khẩu nguyên chiếc từ Ấn Độ vào Việt Nam đều là các dòng xe gia đình cỡ nhỏ có mức giá hợp lý, phù hợp với thu nhập của nhiều người dân. Trong đó, các dòng xe cỡ nhỏ mang thương hiệu Hyundai như: Grand i10, Grand i20 hay i20 Acitve... đều được thị trường Việt Nam ưa chuộng .

Mặt khác, 8 tháng qua, thị trường ô tô Việt Nam cũng ghi nhận lượng xe nhập từ Nga tăng đột biến với gần 1.200 xe, tương đương giá trị 66,9 triệu USD. Con số này tăng gần 1.800% so với lượng xe nhập từ năm 2015 (68 chiếc) và tăng tới hơn 3.000% so với năm 2014 (38 chiếc). Đáng nói, giá xe nhập của Nga cũng không hề rẻ. Theo tính toán giá trung bình mỗi chiếc nhập về cỡ 1,26 tỷ đồng chưa tính thuế. Chuyên gia dự báo, lượng ô tô nhập khẩu từ Nga sẽ còn tăng mạnh hơn vào cuối năm nay, sau khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (VN-EAEU FTA) chính thức có hiệu lực (ngày 5/10 tới). Theo đó, số dòng xe ô tô nhập khẩu từ Nga vào Việt Nam như SUV, pick-up  hay nhiều xe chuyên dụng khác sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 0%.

Xe Trung Quốc thoái trào?

Tính tới hết tháng 8, lượng xe Trung Quốc nhập về Việt Nam vào khoảng hơn 8.300 chiếc. Đây là một mức sụt giảm rất mạnh nếu so với cùng kỳ năm 2015, xe nhập từ thị trường này hơn 18.800 chiếc, do sức mua trong nước yếu đi, bất kể các hãng xe tung ra các chiêu khuyến mãi, giảm giá nhằm kích cầu. Tiêu biểu là Công ty CP Đầu tư dịch vụ Hoàng Huy (DN chuyên nhập khẩu xe Dongfeng của Trung Quốc) vừa tung ra chương trình khuyến mãi “Mua xe giá sốc - Cơn lốc quà tặng” áp dụng với tất cả các khách hàng mua xe. Theo đó, giá bán hầu hết các loại xe tải, xe ben, xe đầu kéo của Dongfeng đều được giảm từ 30-70 triệu đồng/chiếc.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Hữu Dung, Giám đốc Công ty Carmax cho biết, Việt Nam chủ yếu nhập dòng ô tô thương mại từ Trung Quốc. Ngược lại đối với loại ô tô con, dù rất nhiều hãng xe Trung Quốc thâm nhập vào thị trường Việt nhưng đều không thể trụ được do bị khách hàng quay lưng.

Theo quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, mô tô lắp ráp và nhập khẩu từ 1/1/2017, các xe phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải ở mức 4 (Euro 4).

Đến ngày 1/1/2020, các loại xe trên áp dụng tiêu chuẩn khí thải 5 (Euro 5). Nếu quy định này được thực hiện sẽ thêm rào cản hạn chế xe chất lượng thấp vào Việt Nam.

Lý giải việc lượng xe nhập Trung Quốc giảm mạnh, ông Dung chia sẻ: “Năm 2015, các cơ quan quản lý thực hiện nghiêm ngặt chính sách kiểm soát trọng tải, các doanh nghiệp vận tải phải tăng đầu xe để đảm bảo nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Khi đó, năng lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam có hạn nên xe tải Trung Quốc là lựa chọn thích hợp nhất. Tuy nhiên, nhu cầu sau đó chững lại, thêm vào đó là các yếu tố bất lợi của xe tải Trung Quốc như: Chất lượng không cao, tuổi thọ ngắn, dịch vụ bảo hành kém... nên lượng xe nhập giảm là điều dễ hiểu”.

Tương tự, đại diện Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho biết, xe tải Trung Quốc đều có giá bán rẻ hơn 5-15% so với dòng xe cùng loại lắp ráp trong nước hoặc nhập khẩu từ nước khác. Tuy nhiên, những thiết kế về gầm xe, trục kéo của nhiều mẫu xe tải Trung Quốc không hợp với đường sá Việt Nam nên nhanh hư hỏng.

Vì thế, nếu tính đầu tư dài hạn thì giá ô tô Trung Quốc tưởng rẻ nhưng hóa đắt bởi tuổi thọ chỉ khoảng 5 năm đã phải thanh lý. “Dù Việt Nam đã xây dựng khá nhiều rào cản kỹ thuật hạn chế xe kém chất lượng, song những hãng sản xuất ô tô Trung Quốc vẫn tìm mọi cách lách luật để thâm nhập. Tuy nhiên, mấu chốt quyết định vẫn là nhu cầu của khách hàng. Cũng giống như có thời điểm, người tiêu dùng Việt Nam đua nhau sắm xe máy Trung Quốc vì giá rẻ. Song, sau một quá trình trải nghiệm, thị trường thanh lọc dần và đến nay, xe máy Trung Quốc gần như vắng bóng”, một đại diện VAMA phân tích.

Theo Cục Đăng kiểm VN, thời gian qua đã phát hiện nhiều xe tải nhập khẩu từ Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn trong quá trình kiểm định. Có những trường hợp, cơ quan chức năng phát hiện động cơ xe không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật; Thông số kỹ thuật của xe khác với trong hồ sơ; Thậm chí, cùng một lô xe nhưng thông số kỹ thuật lại khác nhau... Không ít xe trong số đó đã bị yêu cầu tái xuất.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.