• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Thị trường xe máy chuyển hướng trước sức ép bùng nổ ô tô

29/09/2017, 08:43

Khi dư địa thị trường trong nước không còn nhiều các hãng xe máy tại Việt Nam đang có những điều chỉnh chiến lược.

18

Khách hàng Việt ngày càng ưa chuộng các mẫu xe tay ga, được trang bị nhiều công nghệ hiện đại - Ảnh: Tùng Lê

Thị trường xe máy bất ngờ tăng tốc

Từ vài năm trước, không ít chuyên gia và người tiêu dùng cho rằng, thị trường xe máy đã vào giai đoạn bão hòa. Dự đoán này nhiều khả năng xuất phát từ sự sụt giảm của thị trường trong suốt 3 năm, từ 2013 - 2015 khi doanh số toàn thị trường không thể cán mốc 3 triệu xe đã đạt được từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, bước sang năm 2016, tổng sức mua của thị trường bất ngờ tăng tốc, cán mốc 3,1 triệu xe khiến cho dự báo về một thời kỳ suy thoái của thị trường xe máy không còn phù hợp.

Mới nhất, theo báo cáo từ Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), trong 6 tháng đầu năm 2017, 5 thành viên của hiệp hội này gồm: Honda, Yamaha, Piaggio, Suzuki, SYM đã tiêu thụ hơn 1,5 triệu xe máy, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2016. Điều này cho thấy sức mua xe máy tại Việt Nam tiếp tục gia tăng. Theo Quy hoạch của Bộ Công thương, đến năm 2020, Việt Nam có 36 triệu xe máy.

Tại Triển lãm Xe máy Việt Nam (Vietnam Motorcycle Show 2017) diễn ra vào tháng 5 vừa qua, ông Yano Takeshi, Tổng giám đốc Yamaha Motor Việt Nam, đồng thời là Chủ tịch VAMM cho biết: “Việt Nam vẫn đang là thị trường đứng thứ 4 thế giới về tiêu thụ xe máy, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia”.

Tuy nhiên, khi vừa vượt qua những khó khăn, mới đây HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết dừng hoạt động xe máy tại các quận nội thành vào năm 2030. Điều tương tự cũng đang được một địa phương khác là TP HCM nghiên cứu và có thể sẽ áp dụng. Vì vậy, dù lộ trình hạn chế xe máy vẫn còn tới hơn 10 năm và phạm vi ảnh hưởng cũng chỉ ở khu vực nội thành nhưng những tác động về mặt tâm lý, xu hướng tiêu dùng từ chủ trương này là điều khó tránh khỏi đối với các nhà sản xuất xe máy Việt Nam.

Âm thầm chuyển hướng chiến lược

Đứng trước những thử thách lớn trong việc bảo toàn thị phần đã buộc các nhà sản xuất xe máy tại Việt Nam phải tìm hướng đi mới nếu không muốn bị sụt giảm doanh số, đóng cửa nhà máy. Tuy nhiên, khi được hỏi về vấn đề thay đổi chiến lược, đại diện của các hãng xe đều khá e dè.

Trên thị trường xe máy hiện nay, Honda Việt Nam (HVN) vẫn được coi là “ông kẹ”, dẫn dắt thị trường. Trong nửa đầu năm 2017, riêng HVN đã bán được 1,06 triệu xe máy và duy trì gần 70% thị phần xe máy trong nước. Theo nhiều chuyên gia, HVN đang có nhiều tính toán trong việc chuyển dịch cơ cấu sản phẩm. Đại diện HVN cho biết: “Hiện tại, thị phần nội bộ xe máy của HVN đang có thiên hướng chuyển dịch từ xe số sang xe tay ga và xe côn tay thể thao. Cụ thể, trong nửa đầu năm 2017, thị phần các dòng xe của HVN lần lượt là 56% xe tay ga, 40% xe số và 4% xe côn tay thể thao”.

Theo số liệu đăng ký xe từ Cục CSGT, tính đến hiện tại, cả nước có tổng cộng gần 51,8 triệu xe máy, chiếm 93% số phương tiện cơ giới tại Việt Nam hiện nay. Số lượng ô tô là hơn 3,3 triệu xe, chiếm 6%. Như vậy, tính theo dân số Việt Nam, cứ 1.000 dân thì sẽ sở hữu khoảng 550 xe máy.

Không chỉ đầu tư vào xe tay ga, HVN còn đang gấp rút chuẩn bị cho kế hoạch phân phối chính hãng những mẫu xe phân khối lớn (PKL). Đây là những mẫu xe có thể sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cũng như sự thay đổi lớn trong vận hành của doanh nghiệp này. Theo thông tin của Báo Giao thông, hiện tại hệ thống phân phối PKL của HVN đã được hoàn thiện và chỉ chờ đợi sự thống nhất từ ban lãnh đạo để chính thức triển khai đầu năm sau.

Một chiến lược khác của HVN là việc tập trung đầu tư vào thị trường nông thôn và hướng tới xuất khẩu. Trao đổi với PV, ông Vũ Quang Tâm, Phó tổng giám đốc thứ nhất HVN cho biết: “Chúng tôi không chỉ duy trì, phát triển mạng lưới đại lý ở Hà Nội mà còn mở rộng ra các tỉnh, địa phương khác, thậm chí là vùng sâu, vùng xa để đến năm 2030, nếu có cấm xe máy tại thành phố thì đã có sẵn mạng lưới đại lý ở các tỉnh, duy trì tốt hoạt động kinh doanh. Trong 5 năm tới, chắc chắn HVN cũng như các thành viên VAMM vẫn sẽ tập trung phát triển sản xuất xe máy, đặc biệt là xe tay ga bởi ngày nay, xe tay ga đang dần chiếm ưu thế do dễ sử dụng. Không chỉ người thành phố mua xe tay ga nhiều mà ngày nay, người dân ở các vùng nông thôn cũng mua xe tay ga khá mạnh”.

Thương hiệu đứng thứ hai, chiếm hơn 23% thị phần là Yamaha Motor Việt Nam cũng có những thay đổi về chiến lược sản phẩm. Theo đó, hãng xe này đang tập trung vào việc nâng cao chất lượng, trang bị nhiều công nghệ mới, hiện đại trên các dòng sản phẩm, nhất là xe ga cao cấp như: Trang bị ổ khóa thông minh (Smartkey), phuộc bình dầu giúp xe êm ái hơn, công nghệ tự động ngắt động cơ, phanh ABS… Bên cạnh đó, hãng xe này cũng không ngừng thay đổi mẫu mã sản phẩm để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam. “Từ nay đến năm 2030 còn khá xa. Hiện nay, Yamaha vẫn đang tập trung nghiên cứu các mẫu xe phù hợp với nhu cầu của người dân Hà Nội và các thành phố khác như xe ga và xe cao cấp”, đại diện Yamaha Việt Nam cho biết.

Đối với các hãng xe khác như: Piaggio, Suzuki, SYM dù có thị phần không lớn nhưng vẫn giành cho mình những “khoảng trời” riêng. Như Piaggio tập trung vào những mẫu xe cao cấp, thanh lịch. Hay Suzuki và SYM là những khách hàng có nhu cầu “ăn chắc mặc bền” và đang đẩy mạnh thị phần tại các vùng nông thôn, miền núi. Trong đó, riêng Suzuki đang ngày càng củng cố vị thế của mình tại thị trường các tỉnh miền Trung.

Một hướng đi khác là việc hướng đến xuất khẩu. Tại buổi lễ tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2017 của HVN, đại diện liên doanh Nhật Bản cho biết, sẽ nỗ lực đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu xe máy ra các thị trường nước ngoài. Trong năm tài chính 2018 (từ tháng 4/2017 đến hết tháng 3/2018), HVN hướng đến mục tiêu xuất khẩu khoảng 147.000 xe máy ra các thị trường quốc tế. Mục tiêu dài hạn của HVN là trở thành trung tâm xuất khẩu xe máy của Honda toàn cầu.

Piaggio Việt Nam cũng bắt đầu xúc tiến xuất khẩu từ năm 2010 tại Đông Nam Á. Đến năm 2015, hãng xe Ý đã đưa sản phẩm đến thị trường Trung Quốc, châu Âu và đang mở rộng đến nhiều thị trường khác. Tương tự, Yamaha Việt Nam cũng đã xuất khẩu một vài mẫu xe sang thị trường nước ngoài dù tỷ trọng chưa cao…

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.