• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

"Tiền mất, tật mang" khi mua xe cầm đồ

29/12/2014, 15:00

Xe máy cũ thanh lý ở tiệm cầm đồ giá rẻ hơn, nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người mua.

Xe máy đủ loại tại một tiệm cầm đồ - Ảnh minh họa.
Có nhiều thể loại xe máy ở tiệm cầm đồ - Ảnh minh họa.

“Vớ” phải xe ăn cắp

Nguồn gốc xe tại tiệm cầm đồ khá phức tạp nên cần cân nhắc cẩn thận và phải thực hiện hợp đồng việc mua bán chi tiết khi quyết định mua xe tại đây. Rất có thể, những chiếc xe bạn mua là xe được tiệm cầm đồ mua lại của những tên trộm.

Trong các trường hợp mua xe mà nguồn gốc chưa rõ ràng, người mua cần tìm được chủ xe, thỏa thuận trước khi trả tiền để đảm bảo không gặp rắc rối sau này. Nhiều chủ tiệm cầm đồ, cửa hàng kinh doanh coi lợi ích là trên hết nên khi xảy ra chuyện họ phủi trách nhiệm. 

Vì nếu có trách nhiệm, họ sẽ đảm bảo thực hiện các thủ tục pháp lý ngay từ đầu chứ không chờ tới khi phát sinh vụ việc mới giải quyết.

Dấu hiệu của hành vi “tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” của chủ tiệm cầm đồ không hẳn là không có, nhưng muốn kết luận cơ quan điều tra phải chứng minh chủ tiệm biết rõ tài sản đó là do người khác phạm tội mà có, như vậy rất khó. Và khi đó, người mua sẽ phải đối mặt với rắc rối về mặt pháp lý.

Riêng tài sản bị trộm là xe máy, ai là người chiếm giữ thì tại thời điểm phát hiện sẽ bị tước quyền sử dụng để trả cho người mất, do đó người đang giữ tài sản phải chịu trách nhiệm trước hết.

Rước xe đểu về nhà

Không chỉ mua phải xe ăn cắp, đôi khi người dùng còn phải ngậm “quả đắng” khi ra hiệu cầm đồ rước về những chiếc xe tai nạn, xe kém chất lượng.

Nhiều cửa hàng mua bán xe máy gắn mác “tiệm cầm đồ” nhưng thực chất là mánh khóe để đánh vào tâm lý khách hàng. Với mánh khóe này, các chủ cửa hàng đã dễ dàng lừa gạt khách hàng bởi lí do “khách đến cầm đồ quá hạn nên tụi anh có quyền thanh lý, xe xịn cả, chất lượng khỏi lo”.

Hàng chục con mồi béo bở là các khách hàng mua xe với cái giá trên trời, nhưng được dăm bữa rồi mới vỡ lẽ ra là mình đã bị lừa, đành chấp nhận “ngậm quả đắng”.

Thường khách đến mua xe ở tiệm cầm đồ cứ nghĩ đó là xe “xịn” cầm cố quá hạn nên chỉ xem qua hình thức, xem biển số để biết đời xe, nổ lên nghe tiếng êm là ưng ý. Cho nên, một chiếc xe dù hỏng hóc, mới cũ đến đâu thì cũng chỉ cần vài lần sơn xịt, tút lại, thay thêm mấy món đồ rẻ tiền của Trung Quốc là lại… như mới.

Thế nên, đừng dại gì mà mua xe tại tiệm cầm đồ nếu không muốn “tiền mất, tật mang”.

Theo TTTĐ

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.