• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Tình thế khó khăn của chuỗi cung ứng sau 2 năm đại dịch

25/05/2021, 14:30

Trong công văn gửi Chính phủ và các bộ ngành, Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ (VASI) nêu những khó khăn của chuỗi cung ứng sau 2 năm có đại dịch.

Khoảng 300 doanh nghiệp cung ứng là thành viên của VASI với tổng số lao động trong ngành khoảng 6 vạn người

Theo hiệp hội VASI, năm 2020 và 2021, đại dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, hiện đóng vai trò chuỗi cung ứng cho sản xuất trong nước và xuất khẩu.

Điển hình của các khó khăn, thứ nhất là chi phí sản xuất tăng cao, như: Giá nguyên vật liệu tăng vọt, nhiều loại tăng gấp đôi so với 2019; Phát sinh khoản chi phí phòng chống dịch để đảm bảo sản xuất; Các chi phí logistics cũng tăng.

Thứ hai là đơn hàng cũ giảm, khó tiếp cận khách hàng và đơn hàng mới, làm doanh thu 2020 giảm trung bình 30% so với 2019.

Thứ ba là nguồn nhân lực không ổn định, do có trường hợp phải cách ly hoặc giãn cách xã hội; tuyển dụng và giữ chân lao động khó khăn, vì gia tăng chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam của các công ty nước ngoài, nên sự cạnh tranh về thu hút nhân công cũng tăng.

Thứ tư là do có sự điều chỉnh chuỗi cung ứng trên toàn cầu, khoảng 20% doanh nghiệp CNHT có cơ hội gia tăng đơn hàng và mở rộng sản xuất, thì lại gặp khó khăn khi giá thuê đất tại các khu công nghiệp hiện quá cao, tín dụng ưu đãi không tiếp cận được, không đủ vốn để đầu tư mở rộng sản xuất.

VASI đề xuất Chính phủ cho phép giãn nộp các khoản thuế và nghĩa vụ thêm từ 6 tháng đến 1 năm

Trước tình hình này, văn bản của VASI đề nghị Chính phủ có các giải pháp hỗ trợ chuỗi cung ứng thiết thực, hiệu quả hơn.

Cụ thể, hiệp hội đề xuất thống nhất các quy tắc phân loại chống dịch Covid-19 chung trên cả nước, tránh tình trạng địa phương hoá quá mức, gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp.

Tiếp đến là gia hạn các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp năm 2020 đến hết 2021, giảm bớt các yêu cầu và điều kiện để doanh nghiệp có thể tiếp cận được.

Giãn nộp các khoản thuế và nghĩa vụ thêm từ 6 tháng đến 1 năm, như giãn nộp các loại phí bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn), giãn nộp thuế đất, các khoản nộp thuế VAT.

Các doanh nghiệp cung ứng cũng mong muốn được hỗ trợ giảm lãi suất vay từ ngân hàng thương mại; hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất phù hợp với quy mô nhỏ của doanh nghiệp (dưới 1000 m2) và giảm giá thuê đất.

Cuối cùng, VASI kiến nghị Chính phủ có giải pháp dài hạn và bền vững về đảm bảo ổn định nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho các ngành sản xuất chế tạo.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.