• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Tranh cãi đề xuất quản nhập ô tô của Bộ Công thương

26/08/2016, 10:25

Thị trường ô tô một lần nữa “dậy sóng” trước đề xuất của Bộ Công thương.

3595095_CV-Xe.Tinhte.vn-Khai-truong-showroom-Luxge
Nhập khẩu ô tô nên được bổ sung vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Thị trường ô tô một lần nữa “dậy sóng” trước đề xuất của Bộ Công thương là Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT phối hợp ban hành các quy định điều kiện nhập khẩu có tác dụng tương đương Thông tư 20.

Đề xuất của Bộ Công thương không hợp lý

Cụ thể, trong báo cáo Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Công thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ không chấp thuận đề xuất rút ngành nghề “Kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô” khỏi Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Cùng đó, kiến nghị giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp ban hành sớm các quy định có tác dụng tương đương Thông tư 20, áp dụng tại khâu đăng ký lưu hành, bảo đảm các loại phương tiện này được bảo hành, bảo dưỡng hoặc sửa chữa theo thông lệ quốc tế và đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn của Việt Nam. Bộ Công thương chỉ bãi bỏ Thông tư 20 khi các quy định do Bộ GTVT ban hành chính thức có hiệu lực.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với Báo Giao thông, ông Trần Quang Hà, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ (Bộ GTVT) cho biết, đề xuất của Bộ Công thương không hợp lý vì hiện nay kinh doanh nhập khẩu ô tô không phải là ngành nghề có điều kiện, trong khi kinh doanh bảo hành, sửa chữa lại được quy định là ngành có điều kiện. 

Theo ông Hà, nội dung cần kiểm soát đối với doanh nghiệp nhập khẩu xe ô tô là chất lượng của phương tiện từ khi được nhập khẩu, trong quá trình sử dụng, cũng như tạo môi trường kinh doanh bình đẳng. “Bộ GTVT hoàn toàn có thể đưa ra các điều kiện nhưng nếu ban hành nghị định về cơ sở bảo hành, bảo dưỡng gắn vào nhà nhập khẩu xe sẽ vô hình trung gián tiếp hạn chế kinh doanh của doanh nghiệp”, ông Hà nói và phân tích thêm: Quy định nhà nhập khẩu phải có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng không đồng nghĩa với việc thể hiện trách nhiệm của nhà nhập khẩu đối với chất lượng phương tiện. Bởi, dù nhà nhập khẩu có cơ sở đó nhưng việc họ có thực hiện trách nhiệm bảo hành hay không hoặc trách nhiệm đến đâu là vấn đề được đặt ra. Nếu quy định ngành nghề “Kinh doanh bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô” là ngành có điều kiện sẽ bao trùm hết đối với các gara đơn lẻ phục vụ các dòng xe (không phải xe nhập khẩu) khác nhau, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Ông Hà cho rằng, thay vào đó, Bộ Công thương có thể báo cáo Chính phủ gắn trách nhiệm của nhà sản xuất với việc bảo hành xe hoặc tuân thủ quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật để bảo đảm cho việc bảo hành sau này. Chẳng hạn như quy định sản phẩm phải đáp ứng được yêu cầu của bản hãng, theo tiêu chuẩn đánh giá điều kiện sản xuất của nước sở tại.

Nhập ô tô nên là ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Vậy ô tô nhập khẩu nên được quản lý như thế nào sau khi Thông tư 20 hết hiệu lực thi hành? Ông Nguyễn Tuấn, Công ty TNHH Thiên Phúc An đồng tình với quan điểm kiểm soát chất lượng của phương tiện nhập khẩu. Theo ông Tuấn, xe dưới 9 chỗ mức độ an toàn chỉ thua máy bay. Việc kiểm soát triệu hồi xe cũng không khó, vì xe nào cũng có số khung, số máy, lại được kiểm tra định kỳ, nên nếu phát hiện lỗi có thể triệu hồi bất kỳ lúc nào. Ông Tuấn nêu quan điểm: “Nếu doanh nghiệp nhập khẩu xe vi phạm quy định về triệu hồi, cơ quan đăng kiểm sẽ không cấp đăng ký mới nữa”.

Để tạo môi trường bình đẳng trong lĩnh vực này, ông Tuấn đề xuất chính sách nhập khẩu song song, nghĩa là không ấn định về giá đem về bán. Ông Tuấn lấy ví dụ, cùng một dòng xe của hãng Samsung nhưng họ có thể bán tại thị trường Việt Nam giá 10.000 USD/chiếc, song tại Nga chỉ 6.000 USD/chiếc (phụ thuộc vào quy mô, cung - cầu thị trường...). “Nếu chính sách nhập khẩu song song được áp dụng, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể mua xe tại thị trường Nga về bán, thị trường cạnh tranh hơn giúp người tiêu dùng được hưởng lợi hơn”, ông Tuấn nói.

Đồng tình việc bãi bỏ Thông tư 20, một chuyên gia lĩnh vực ô tô, xe máy nêu quan điểm, các chính sách quản lý thị trường này nên tiếp thu điểm tích cực của Thông tư 20 là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong dịch vụ hậu mãi, đồng thời góp phần chống gian lận thương mại. Trong trường hợp áp dụng chính sách nhập khẩu song song, chuyên gia này kiến nghị, đơn vị nhập khẩu phải cung cấp hóa đơn bán hàng nhằm đảm bảo giá khai báo là chuẩn. Đồng thời, phía đại lý bán sản phẩm (dù ở thị trường nào) phải có cam kết bảo hành, bảo dưỡng, cung cấp phụ tùng cũng như chịu trách nhiệm triệu hồi cho sản phẩm xe bán ra. Và xe nhập khẩu phải đảm bảo những loại giấy tờ này mới được coi là hồ sơ hợp lệ.

Chuyên gia này phân tích thêm, thực tế tại thị trường Việt Nam, chưa có doanh nghiệp nhập khẩu xe “không chính hãng” nào tiến hành triệu hồi xe. Lý do đơn giản vì thường thì các doanh nghiệp này mua xe thông qua trung gian trong khi đại lý phân phối vẫn “đinh ninh” chiếc xe đó được tiêu thụ, lưu hành tại nước sở tại.

Do vậy, trong trường hợp xe mắc lỗi, đại lý sẽ chỉ bảo hành, bảo dưỡng, cung cấp phụ tùng thay thế hay triệu hồi với điều kiện chiếc xe đó phải mang qua địa bàn mà đại lý đóng đô chứ không đời nào chịu trách nhiệm khi xe đã ra khỏi lãnh thổ. Mà doanh nghiệp nhập khẩu “không chính hãng” cũng không đời nào chịu bỏ tiền túi ra bảo hành, bảo dưỡng hay triệu hồi vì đội chi phí. “Đơn giản như hãng Audi vừa triệu hồi 4 chiếc xe Q5 để thay túi khí bị lỗi, mỗi chiếc như vậy giá tới 23.000 USD. Và nếu không được hãng trả tiền, doanh nghiệp sẽ tìm cách thoái thác trách nhiệm vì lãi đâu bù nổi”, vị chuyên gia này nói.

Để đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, an toàn xe nhập, ông Trần Quang Hà đề xuất: “Bộ Công thương nên đề nghị sửa Luật Đầu tư, trong đó đưa ngành nghề “Kinh doanh nhập khẩu ô tô là kinh doanh có điều kiện” và khi đó cơ sở bảo hành, bảo dưỡng là một trong các điều kiện ngành nghề”.

Theo Tổng cục Hải quan, tháng 7/2016, lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu về Việt Nam đạt 10.800 chiếc, tăng 25,1% nhưng trị giá chỉ 208 triệu USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2015. Nguyên nhân do đơn giá nhập khẩu bình quân giảm 32,9% so với tháng trước.

Tính chung 7 tháng năm 2016, cả nước nhập 60.600 ô tô các loại, giảm 5,9% so cùng kỳ năm 2015; Trị giá là 1,42 tỷ USD, giảm 17,3%. Cũng theo đại diện Tổng cục Hải quan, không có hiện tượng các doanh nghiệp không chính hãng nhập khẩu xe ô tô về “chất” ở cửa khẩu. “Các doanh nghiệp ô tô rất “nhạy” thông tin chính sách. Do đó, ngay từ đầu tháng 7, khi các quy định về thủ tục nhập khẩu trong Thông tư 20 vẫn được áp dụng, họ đã không nhập về rồi”, vị này cho hay.

Cao Sơn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.