• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Tranh cãi quy định thu hồi, tái chế ô tô, xe máy thải bỏ

30/10/2021, 09:30

Theo các doanh nghiệp, quy định tỷ lệ “cứng” phải tái chế xe thải bỏ khó khả thi nhưng Bộ TNMT cho rằng, đây là trách nhiệm nhà sản xuất.

Không thu hồi được xe thải bỏ, lấy đâu tái chế?

Bộ TN&MT vừa làm việc với các hiệp hội doanh nghiệp về xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Tại cuộc họp, đại diện các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu ô tô - xe máy cho rằng, một số quy định tại dự thảo chưa phù hợp và khó khả thi.

Trong đó đáng chú ý nhất là quy định “cứng” về tỷ lệ tái chế 2% số lượng xe bán ra.

Hầu hết ô tô sau khi thải bỏ tại Việt Nam hiện nay đều được xử lý, tái chế ở các làng nghề chứ không chuyển giao lại cho nhà sản xuất, nhập khẩu

Trả lời PV Báo Giao thông, ông Lê Văn Vệ, Trưởng khối đối ngoại Honda Việt Nam, đại diện cho hai hiệp hội ô tô và xe máy cho rằng, quy định doanh nghiệp phải có tỷ lệ thu gom, tái chế nhất định đối với sản phẩm sẽ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

Trong ngành ô tô - xe máy, đặc thù của sản phẩm là tài sản có giá trị cao, thời gian sử dụng dài, được quản lý và chứng nhận thông qua hệ thống đăng ký nên việc yêu cầu doanh nghiệp phải đạt được tỷ lệ tái chế bắt buộc căn cứ trên tổng khối lượng sản phẩm đưa ra thị trường trong năm là bất khả thi.

“Như vậy doanh nghiệp sẽ phải thực hiện việc thu gom phương tiện thải bỏ. Đây là điều không thể thực hiện được vì thiếu cơ sở pháp lý, thực tiễn và không có tiền lệ trên thế giới”, ông Vệ nói.

Theo ông Vệ, để tuân thủ Quyết định 16/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, doanh nghiệp đã thiết lập hệ thống các điểm tiếp nhận ô tô, xe máy thải bỏ để tái chế.

Tuy nhiên thực tế chưa có bất cứ người tiêu dùng nào mang sản phẩm thải bỏ đến điểm tiếp nhận.

Thực tế khi chủ phương tiện không muốn sử dụng xe nữa thường sẽ chọn cách chuyển nhượng (bán, cho, tặng) cho người khác để tiếp tục sử dụng hoặc bán cho cơ sở thu mua phế liệu chứ không chuyển giao lại cho nhà sản xuất, nhập khẩu.

Lý do là chúng ta vẫn thiếu những chính sách, cơ chế để khuyến khích, bắt buộc người tiêu dùng làm việc này.

“Chúng tôi kiến nghị Bộ TN&MT cần xem xét bỏ yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp phải đảm bảo tỷ lệ thu gom phương tiện. Bên cạnh đó lộ trình áp dụng quy định cho hoạt động tái chế cũng cần được cân nhắc để đảm bảo đồng bộ với cơ sở pháp lý và cơ sở hạ tầng cho hoạt động này”, ông Vệ nói.

Trao đổi với PV, ông Trần Quang Hà, Phó Vụ trưởng Vụ KHCN (Bộ GTVT) cũng cho rằng, quy định cứng về tỷ lệ tái chế như trong dự thảo Nghị định sau này có thể sẽ gặp vướng mắc.

Thực tế chỉ có thể kiểm soát được số lượng xe thải bỏ do người dân nộp lại cho doanh nghiệp và từ đó nhà sản xuất phải có trách nhiệm tái chế.

“Quy định về tái chế chắc chắn phải có nhưng không thể quy định cứng tỷ lệ dựa trên số lượng xe bán ra của doanh nghiệp”, ông Hà nói.

Bảo lưu quy định về tỷ lệ tái chế bắt buộc

Ô tô thải bỏ chờ xử lý, tái chế ở làng nghề

Trao đổi với PV Báo Giao thông về ý kiến của các doanh nghiệp ô tô - xe máy, ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ TN&MT) cho biết, ngay sau cuộc họp trên, Vụ cũng đã họp bàn với đại diện của hai hiệp hội ô tô và xe máy (VAMA và VAMM).

Tại cuộc họp, các bên cũng đã nêu lên các vấn đề này và đã được tiếp thu.

Theo đó, để khuyến khích thu hồi sản phẩm thải bỏ, do ô tô và xe máy có đặc thù riêng là sử dụng thời gian rất lâu nên tỷ lệ tái chế đã được ban soạn thảo giảm xuống thấp nhất so với các ngành hàng còn lại.

“Tỷ lệ tái chế đó hiện theo dự thảo Nghị định là so sánh với số lượng xe bán ra thị trường. Hiện tỷ lệ này đã được điều chỉnh xuống mức thấp nhất có thể, chỉ là 1% đối với mặt hàng ô tô, xe máy”, ông Hùng cho biết.

Một chuyên gia của Bộ TN&MT cũng cho biết, quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR) đã có từ lâu, bao gồm cả sản phẩm ô tô, xe máy.

Tuy nhiên từ năm 2005 đến nay vẫn chưa làm được.

“Các hiệp hội hiện nay nói là không có cơ chế nào để thu gom. Tuy nhiên việc thu gom ô tô, xe máy là giao dịch dân sự và kinh tế của người sử dụng với bên tái chế hoặc tái sử dụng, theo giá thị trường. EPR quy định ngoài cơ chế buộc người sử dụng thải bỏ sản phẩm đưa đi tái chế theo cơ chế giá còn quy định trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu trong việc tái chế sản phẩm mình sản xuất ra. Doanh nghiệp khi bắt tay sản xuất các loại linh kiện sẽ phải tính đến khả năng dễ dàng tái sử dụng, tái chế”, vị chuyên gia nói.

Cũng theo vị này, Luật Bảo vệ Môi trường chỉ quy định tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất phải có trách nhiệm tái chế, không có yêu cầu việc thu gom. Khái niệm “thu gom” ở đây chỉ áp dụng cho các mặt hàng không thể tái chế được.

Các doanh nghiệp ô tô, xe máy nói không thu gom được vì ô tô, xe máy có đặc thù, quyền tài sản tổ chức, cá nhân, được quy định ở bộ Luật Dân sự.

Tuy nhiên, chính vì có quy định đặc thù nên quy định tỷ lệ tái chế được quy định rất thấp. Ở nước ngoài có thể 5%, còn dự thảo ban đầu là 2% nhưng đã giảm xuống 1%.

Trong khi các sản phẩm như chai nước lên tới 20%. Để có thời gian tổ chức thực hiện, quy định này cũng đã cho giãn tới năm 2027.

Theo một số chuyên gia, tại nhiều quốc gia trên thế giới, việc thu gom, tái chế phương tiện giao thông đã được thực hiện từ lâu nhưng thường không gắn trách nhiệm của nhà sản xuất.

Như tại Nhật Bản, khách hàng mua xe phải đóng một khoản tiền đặt cọc cho việc thải bỏ phương tiện, nộp vào quỹ và được cấp giấy xác nhận.

Khi muốn thải bỏ, chủ xe chỉ cần điện thoại sẽ có người đến mang xe đi và hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc ban đầu.

Người mang xe đi thực hiện việc thải bỏ sẽ mang giấy xác nhận đã được cấp cho chủ xe tới quỹ để nhận tiền (có cả tiền đóng từ các hãng xe cho việc xử lý, tái chế sản phẩm thải bỏ) và dùng số tiền này cho hoạt động xử lý, tái chế.

Tại châu Âu cũng yêu cầu trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR). Nhưng tại đây không quy định bắt buộc về tỷ lệ thu gom mà dùng cơ chế khuyến khích.

Khi thải bỏ xe đúng nơi sẽ được mua xe mới với giá ưu đãi, bằng tiền hỗ trợ từ các nhà sản xuất.

Về cách tính tỷ lệ tái chế, hai Hiệp hội ô tô và xe máy đề xuất tương tự quy định của các nước trên thế giới. Theo đó, đối với phương tiện giao thông, tỷ lệ tái chế nên được hiểu là tỷ lệ giữa tổng khối lượng các bộ phận, vật liệu được thu hồi trên khối lượng của một sản phẩm thải bỏ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.