• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Trở lại thành phố sau Tết, lái xe cần lưu ý điều gì?

29/01/2020, 10:04

Quay trở lại thành phố làm việc sau kỳ nghỉ Tết, tài xế cần nắm một số kinh nghiệm để lái xe một cách an toàn, thoải mái.

Người dân trở lại thành phố sau kỳ nghỉ Tết rất đông - Ảnh minh họa

1. Kiểm tra, đảm bảo phương tiện hoạt động trong tình trạng tốt

Chiếc xe đang chạy bỗng dưng hỏng giữa đường sẽ không chỉ gây phiền toái cho bản thân chủ xe cũng như có thể làm ảnh hưởng tới các phương tiện xung quanh. Vì vậy trước khi điều khiển xe quay trở lại thành phố sau kỳ nghỉ Tết dài ngày, chủ xe trước khi xuất phát nên kiểm tra lại chiếc xe một lần nữa để đảm bảo mọi bộ phận đều hoạt động tốt. Với xe máy, các chi tiết cần kiểm tra có thể kể tới như phanh, lốp, đèn,… để đảm bảo an toàn. Còn ô tô là lốp, phanh, nước mát,…

2. Tính toán thời điểm xuất hành phù hợp

Hãy cân nhắc về thời điểm xuất phát trở lại thành phố sau kỳ nghỉ Tết bởi hầu hết các khung vào ngày cuối cùng của kỳ nghỉ, lưu lượng giao thông tại các cửa ngõ vào thành phố rất lớn. Thông thường, ngày cuối cùng của đợt nghỉ lễ sẽ là khoảng cao điểm nhất, ùn tắc kéo dài nhất, đặc biệt là từ sau trưa đến chiều tối. Nếu có thể, hãy đi sớm hơn một ngày hoặc muộn hơn một ngày sẽ có thể tránh việc mất thời giờ và mệt mỏi vì tắc đường.

Tìm kiếm các cung đường tránh để giảm thiểu khả năng gặp phải tắc đường

3. Tìm kiếm các cung đường tránh

Nếu như việc quay trở lại thành phố sớm hay muộn không thể thay đổi mà lại vào thời điểm mật độ giao thông lớn, hãy tìm hiểu trước từ bản đồ hoặc những người thạo đường về những cung đường tránh. Việc đi xen vào các khu dân cư có thể khiến quãng đường dài hơn, nhưng lại giúp tài xế “thoát hiểm” nhanh hơn, đi đường thoáng hơn.

4. Đi đúng làn, giữ khoảng cách với các xe khác

Khi xảy ra tắc đường, khoảng cách giữa các xe thường bị thu hẹp lại. Tuy nhiên, nếu chỉ vì nóng vội, vượt mặt các xe khác sẽ dẫn đến tình trạng tắc càng thêm tắc, thậm chí va quệt không đáng có. Nếu đường đã tắc, nhích thêm một chút cũng không giải quyết được vấn đề, hãy bình tĩnh, tránh nóng vội để điều khiển xe của mình đi đúng làn, có thể giảm thiểu ùn tắc.

Lái xe không nên vội vàng mà phải luôn luôn tuân thủ các quy tắc lái xe an toàn cũng như luật giao thông

5. Giữ đều chân ga, chuyển số an toàn

Kinh nghiệm lái xe khi tắc đường cần nắm được đó chính là bạn hãy nhả chân ga và chuyển số an toàn sang số thấp hơn. Khi nhả chân ga, van tiết lưu trong động cơ sẽ đóng lại, tạo ra một khoảng chân không tạo ra lực cản động cơ và làm chậm tốc độ xe. Duy trì tốc độ không đổi chậm hơn một chút so với lưu lượng xe sẽ đảm bảo an toàn giao thông hơn, giúp các lái xe kiểm soát tốt tốc độ và tránh các tình huống không hay phát sinh. Lưu ý, không bao giờ đột ngột tăng giảm ga để tránh việc va quệt xe hoặc làm cho các xe khác bị bất ngờ và không kịp xử lý.

6. Vội nhưng vẫn phải tuân thủ luật giao thông

Trở lại thành phố sau kỳ nghỉ Tết hay lái xe đi bất kỳ đâu, đã là tài xế, dù trong hoàn cảnh nào thì khi cầm lái vẫn phải tuân thủ luật giao thông để đảm bảo sự an toàn cho bản thân cũng như những người ngồi trên xe. Một số lỗi các tài xế hay mắc phải mà cần phải tránh có thể kể tới như chạy quá tốc độ, sử dụng rượu bia rồi lái xe, đi ngược chiều, đi sai làn, sử dụng điện thoại khi cầm lái,…

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.