• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Trung Quốc tham vọng sản xuất phụ tùng ô tô tại Mỹ

20/02/2017, 08:29

Chiến lược của Ningbo là điển hình cho xu hướng đang nổi lên của ngành Sản xuất ô tô Trung Quốc.

Các nhà đầu tư Trung Quốc đang ồ ạt đầ
Các nhà đầu tư Trung Quốc đang ồ ạt đầu tư vào thị trường sản xuất phụ tùng ô tô tại Mỹ.

Từ 10 năm trước, các công ty Trung Quốc đã tính sản xuất phương tiện chở khách giá rẻ làm lợi thế khuynh đảo thị trường ô tô. Nhưng đến nay, tham vọng này vẫn chưa thành hiện thực. Thay vào đó, các công ty Trung Quốc chuyển hướng liên doanh với các công ty ô tô Mỹ và mua lại các công ty sản xuất phụ tùng ô tô với tốc độ kỷ lục.

Đến thời Trung Quốc làm chủ

Thời gian gần đây, Tập đoàn Ningbo Joyson Electronic Corp (Trung Quốc) rục rịch thỏa thuận khổng lồ - mua lại hãng sản xuất túi khí nổi tiếng Takata (Nhật) và xúc tiến kế hoạch sản xuất khung gầm ô tô cho thị trường Mỹ. Ningbo vốn là nhà cung cấp hệ thống thông gió và thanh gạt nước (kính chắn gió ô tô) cho nhiều hãng sản xuất ô tô lớn nhất thế giới bao gồm: Ford, General Motors, Volkswagen. Để chuẩn bị cho kế hoạch lớn trên, năm 2016, Ningbo Joyson đã mua lại Tập đoàn Key Safety Systems, nhà sản xuất mô-đun túi khí của Mỹ với giá lên tới 920 triệu USD.

Tiếp đó, Ningbo dùng Key Safety để đấu thầu mua công ty sản xuất túi khí Takata vốn rệu rã vì bê bối lỗi túi khí dẫn đến ít nhất 17 trường hợp thiệt mạng trên toàn cầu. Hiện nay, Key Safety đang là ứng viên được đánh giá cao nhất để mua lại Tập đoàn Takata. Mỹ là thị trường lớn nhất của Takata, chiếm 41% lợi nhuận của hãng này tính đến cuối năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2016. Takata đang trông đợi để ký thành công thỏa thuận với nhà thầu tiềm năng vào đầu tháng tới.

Thỏa thuận khổng lồ trên nằm trong chiến lược của Ningbo Joyson để đưa mức đầu tư của hãng này vượt tổng giá trị đầu tư kỷ lục 1,6 tỷ USD của các nhà sản xuất phụ tùng Trung Quốc khác vào Mỹ.

Chiến lược của Ningbo là điển hình cho xu hướng đang nổi lên của ngành Sản xuất ô tô Trung Quốc. “Nếu như kế hoạch ban đầu là xuất khẩu từ Trung Quốc thì bây giờ rõ ràng, họ chuẩn bị đầu tư và tạo công ăn việc làm ngược cho người Mỹ”, ông Michael Dunne, Chủ tịch Công ty tư vấn Dunne Automotive có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc) nhận định. Theo ông Dunne, “đây là bước khởi đầu của xu hướng chính sẽ xuyên suốt trong 5-10 năm tới”.

Năm vừa qua, đã có ít nhất 7 thỏa thuận trong ngành ô tô tại Mỹ có liên quan tới các công ty Trung Quốc. Tổng giá trị đầu tư của các công ty Trung Quốc vào thị trường ô tô Mỹ năm 2016 cũng đánh bại kỷ lục năm 2014 - theo Bloomberg.

“Các công ty Trung Quốc đã gây dựng mối quan hệ tốt với các nhà sản xuất ô tô lớn của nước ngoài tại Trung Quốc. Vì vậy, việc họ tiến tới mở rộng ra thị trường nước ngoài là điều hoàn toàn tự nhiên”, ông Michael Yu, một đối tác của Deloitte Trung Quốc tại Thượng Hải nhận định.

Việc mạnh tay chi tiêu có thể giúp các công ty Trung Quốc đặt nền móng vững chắc trên thị trường Mỹ trong bối cảnh căng thẳng quan hệ giữa hai nước. Trong đó, Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế cao đối với các sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc, bán tại thị trường Mỹ.

Ngoài ra, động thái này thể hiện Trung Quốc đã chuyển hướng chiến lược từ tham vọng bán các dòng xe Made in China tại các showrooms ở Mỹ mà họ ấp ủ từ những năm 2005 nhưng đến nay vẫn chưa thành hiện thực sang việc sản xuất phụ tùng để lắp ráp ô tô ở chính thị trường Mỹ.

Mục đích thực sự

Theo Bloomberg, sở dĩ có sự chuyển hướng này vì các nhà sản xuất Trung Quốc đang tìm kiếm hướng đi ở thị trường bên ngoài, giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Bởi, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang phát triển chậm lại với tỉ lệ tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dự báo ở mức 6,5% trong năm 2017 - mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1990, theo Bloomberg. Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc dự kiến tỉ lệ tăng trưởng doanh số ô tô tại Trung Quốc sẽ giảm 5% so với tỉ lệ 14% của năm ngoái. Không chỉ vậy, các thành phố lớn của Trung Quốc hạn chế cấp hạn ngạch quyền sở hữu xe cá nhân để giảm ô nhiễm môi trường. Chính quyền Bắc Kinh cũng đang tìm nhiều cách khác để hạn chế xe cá nhân. Do đó, nhu cầu sở hữu ô tô tại thị trường rộng lớn này ngày càng thu hẹp.

Một lý do không kém phần quan trọng khác là các nhà sản xuất nội địa muốn học hỏi các hãng sản xuất nước ngoài hàng đầu về chất lượng như: Hyundai, Kia, Honda và Audi sau đó quay về phát triển công nghệ nội địa - phân tích từ Công ty Nghiên cứu thị trường toàn cầu J.D. Power công bố tháng 9/2016 nhận định. Ông Steve Man, nhà phân tích của Bloomberg Intelligence cũng có nhận định tương tự rằng, việc Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài sẽ giúp các nhà sản xuất Trung Quốc học hỏi quy trình sản xuất tiên tiến. “Tất cả vì công nghệ. Những phụ tùng này rất khó sản xuất và các nhà sản xuất Trung Quốc vẫn chưa chế tạo được. Nếu họ làm hết mình, chỉ cần vài năm họ sẽ nắm được công nghệ”, ông Man nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.