• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Diễn đàn

Tư thế ngồi lái xe thoải mái và giữ dáng cho phụ nữ

01/07/2014, 15:27

Chọn tư thế ngồi lái xe đúng là một điều vô cùng quan trọng với chị em, vừa đảm bảo an toàn cho mỗi chuyến đi, đem lại sự thoải mái cho chủ xe, đồng thời giúp chị em giữ được vóng dáng...


Tại cuộc trải nghiệm lái xe vừa được tổ chức tại Hà Nội, chuyên gia hướng dẫn lái xe của BMW cho hay, lái xe cần chú ý một số điểm sau khi bắt đầu ngồi lên xe:

1- Khoảng cách giữa đầu với trần xe: Tầm quan sát tốt nhất được cho là khi người lái điều chỉnh độ cao ghế sao cho khoảng cách giữa đầu và trần xe tương đương độ rộng của 4 ngón tay. Lúc này người lái chỉ cần gập ngón tay cái, khép 4 ngón còn lại và đưa bàn tay lên đầu để đo khoảng cách cần thiết.
 

Khoảng cách từ đầu tới trần xe là chiều ngang 4 ngón tay.
Khoảng cách từ đầu tới trần xe là chiều ngang 4 ngón tay.


2- Tư thế chân: Chân phải của lái xe khi đạp phanh hết cỡ vẫn còn tạo một góc 30 độ. Điều này giúp cho người lái có lực tốt nhất để đạp phanh, đồng thời tránh tình trạng lực dồn từ bàn chân lên hông gây chấn thương nếu chẳng may xảy ra va chạm.
 

Chân để thẳng quá sẽ thiếu lực khi cần và có thể gây chấn thương nặng hơn.
Chân để thẳng quá sẽ thiếu lực khi cần và có thể gây chấn thương nặng hơn.


3- Ghế ngồi: không nên ngả quá ra phía sau vì lưng không có điểm tựa, người xe trôi lên khi phanh gấp. Tuy vậy cũng không nên thẳng quá, gây khó khăn cho cánh tay, lưng.

4- Dây an toàn: Kiểm tra kỹ bằng cách giật mạnh đầu treo.

5- Tư thế cầm vô lăng: tuân thủ đánh lái theo hướng 3 giờ và 9 giờ.
 


6- Để điều chỉnh đúng ghế ngồi, bạn hãy cho ngả lưng ghế ra phía sau một chút, chân trái đạp côn sát sàn, sau đó điều chỉnh ghế về phía trước hay phía sau lưng (trong một số model cao cấp có thể chỉnh được cả độ cao của ghế) tới lúc khi đạp côn sát sàn, chân trái vẫn còn phải hơi gập lại một chút. Như vậy, khi xảy ra các tình huống phức tạp trên đường đi thì bạn có thể xử lý chân phanh và chân côn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

7- Để điều chỉnh lưng ghế, một tay bạn nắm vô-lăng ở điểm cao nhất, tay kia điều chỉnh lưng ghế sao cho lưng bạn áp sát vào lưng ghế. Tư thế như vậy sẽ không chỉ giúp đôi tay bạn hoạt động thoải mái, chính xác hơn mà còn giúp bạn “cảm nhận” được toàn bộ chiếc xe của mình.
 


8- Để kiểm tra xem tư thế của mình đã đúng chưa, bạn hãy thắt dây an toàn lại, sau đó đặt bàn tay trái lên điểm cao nhất của vô-lăng, còn tay phải bạn đưa cần số lên số 3. Nếu khi làm các thao tác này lưng bạn vẫn áp sát lưng ghế thì tư thế ngồi của bạn hoàn toàn đúng.

9- Ngoài ra, để hạn chế khả năng xảy ra tai nạn tới mức tối đa, bạn cũng nên nhớ và thực hiện 5 nguyên tắc đơn giản sau đây:

- Tạo cho mình thói quen giữ vô-lăng ở phần nửa trên theo nguyên tắc “mười giờ mười phút”.

- Áp thật sát lưng vào ghế ngồi.

- Tháo đi tất cả những gì thuộc về mục “đồ chơi” không cần thiết làm bạn dễ mất tập trung từ các kính xe và bảng điều khiển.

- Vặn nhỏ đài hoặc băng cát-sét, tốt nhất là tắt hẳn đi.

- Không nói chuyện với bạn đồng hành trong khi lái xe, nhất là trong những tình huống phức tạp.


Theo Autopro & Vnmedia
 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.