• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Từ vụ cứu xe mất phanh ở Tam Đảo: Kinh nghiệm đổ đèo an toàn

31/05/2022, 14:00

Do thiếu kinh nghiệm lái xe đổ đèo trong khi nhiều tài xế còn chủ quan, thiếu chú ý dẫn đến những tai nạn không may có thể xảy ra.

Chiều 29/5 vừa qua trên đèo Tam Đảo, hành động “cứu” xe máy mất phanh của anh Đinh Văn Chiến (30 tuổi, trú ở xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo) được rất nhiều người khâm phục và tán thưởng. Bên cạnh sự nhanh trí và dũng cảm của anh Chiến, qua vụ việc cũng có thể thấy vẫn còn nhiều người chưa có kinh nghiệm đi đường đèo, dốc sao cho an toàn.

Xe tay ga đổ đèo Tam Đảo bị mất phanh, được anh Đinh Văn Chiến (áo xanh) hỗ trợ dừng lại, tránh tai nạn xảy ra

Đầu tiên theo hầu hết các chuyên gia, việc lựa chọn xe máy nào đi đường đèo dốc là rất quan trọng. Tốt nhất, nên sử dụng xe số hoặc côn tay, không nên sử dụng xe tay ga. Lý do bởi xe tay ga được thiết kế, chế tạo chủ yếu để phục vụ cho việc sử dụng tại đường đô thị. Loại xe này thường sử dụng dây cu-roa và hộp số vô cấp nên khả năng leo đèo dốc khá yếu, người sử dụng không thể chủ động tăng, giảm số của xe.

Bên cạnh đó, với xe số và xe côn tay, người điều khiển có thể dùng số thấp để điều khiển xe đổ đèo, hạn chế việc sử dụng phanh liên tục có thể dẫn tới mất phanh. Ngoài ra trong trường hợp xe không may mất phanh, xe số và côn tay cũng có thể trả về số thấp, hãm tốc độ bằng động cơ, trong khi với xe tay ga việc này rất khó.

Theo kinh nghiệm, dù sử dụng xe tay ga, xe số hay xe côn tay, để hạn chế bị mất phanh trong quá trình đổ đèo, người điều khiển nên đảm bảo tốc độ an toàn và chọn đi ở số thấp.

Ngoài ra khi đổ đèo nên nhấp nhả phanh nhẹ nhàng để giảm tốc, không rà phanh gây nóng và cháy phanh, dẫn đến mất phanh.

Xe số và xe côn tay là loại xe được khuyên dùng khi đi phượt để có thể đổ đèo an toàn hơn

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Hữu Đức, nguyên Cục phó Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, xe máy sử dụng cho những chuyến đi phượt cần kiểm tra tình trạng dầu bôi trơn động cơ/hộp số, hệ thống phanh, đèn chiếu sáng/đèn tín hiệu, hệ thống giảm chấn của xe và đặc biệt, cần mang theo bộ đồ sửa xe và bugi dự phòng.

Để đảm bảo an toàn khi đi phượt trên những cung đường đèo dốc cần lưu ý, không chạy quá tốc độ quy định, đi đúng phần đường của mình, đảm bảo khoảng cách an toàn…

Anh Phạm Duy (Đống Đa, Hà Nội), một người hay đi phượt đưa ra lời khuyên: “Tùy trình độ lái của mỗi người mà lựa chọn loại xe thích hợp, phổ thông nhất là dòng xe số 110 phân khối trở lên hoặc xe côn tay 125, 150 phân khối, bởi những xe này người lái có thể tự cài số làm chủ gia tốc của xe. Hơn nữa, loại xe này có bánh to nên dễ dàng di chuyển trên đường núi, dốc, dễ dàng cua ngoặt và vượt các địa hình phức tạp. Đối với xe tay ga sẽ không hoặc khó đáp ứng những yêu cầu này”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.