• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Tước giấy phép hãng xe nếu chậm triệu hồi ô tô lỗi

20/08/2022, 09:30

Cơ quan quản lý chất lượng sẽ tước chứng nhận kiểu loại ô tô nếu quá thời hạn 3 tháng mà phương tiện không được triệu hồi để khắc phục lỗi.

Nhiều điểm mới

Ngày 22/7/2022, Bộ GTVT ban hành Thông tư số 34/VBHN-BGTVT hợp nhất các quy định trong các thông tư có liên quan đến hệ thống kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới. Trong đó, nhiều điểm mới trong quy định về triệu hồi phương tiện bị lỗi là những nội dung được chú ý.

Mẫu xe Mercedes Van Vitoria đời 2013-2014 bị triệu hồi 53 chiếc tại Việt Nam do lỗi túi khí, nằm trong lệnh triệu hồi mới nhất được Cục Đăng kiểm phê duyệt

Cụ thể, theo Thông tư 34, cơ sở sản xuất phải triệu hồi các sản phẩm do mình sản xuất, lắp ráp trong các trường hợp: Sản phẩm vi phạm các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành bắt buộc áp dụng cho đối tượng sản phẩm đó; Sản phẩm gây ra nguy hiểm về sinh mạng và tài sản do các lỗi kỹ thuật trong quá trình thiết kế, chế tạo; Sản phẩm dù chưa gây tổn thất về người và tài sản nhưng qua quá trình sử dụng có thể gây nguy hiểm trong một số điều kiện nhất định.

Cơ quan quản lý chất lượng sẽ căn cứ theo các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, các thông tin, kết quả điều tra để xem xét và đưa ra quyết định buộc thực hiện triệu hồi sản phẩm.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Trần Quang Hà, Phó vụ trưởng Vụ KHCN (Bộ GTVT) cho biết, quy định mới cơ bản kế thừa các quy định hiện hành về triệu hồi nhưng cách định nghĩa có thay đổi.

Chẳng hạn quy định cũ là “quy định về triệu hồi sản phẩm có khuyết tật” thì trong văn bản mới, bỏ đi từ “có khuyết tật” và thay bằng “quy định về triệu hồi sản phẩm bị lỗi kỹ thuật”.

Điểm mới nữa là quy định: Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày cuối cùng phải thực hiện việc triệu hồi mà nhà sản xuất không thực hiện triệu hồi sản phẩm theo kế hoạch đã công bố và không có báo cáo thì Giấy chứng nhận kiểu loại sẽ bị thu hồi.

Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân sở hữu phương tiện có quyền và trách nhiệm thông báo về lỗi kỹ thuật xuất hiện trong quá trình sử dụng phương tiện cho nhà sản xuất và cơ quan quản lý chất lượng (Cục Đăng kiểm Việt Nam).

Cơ quan quản lý chất lượng có thể trưng cầu các chuyên gia để đánh giá mức độ nguy hiểm của lỗi kỹ thuật, để có thể đưa ra các quyết định cần thiết.

Một lãnh đạo phòng chuyên môn thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam cho hay, quy định mới cũng rút ngắn thời gian mà hãng xe phải báo cáo phương án khắc phục phương tiện dính lỗi kỹ thuật.

Cụ thể, tính từ ngày bị phát hiện lỗi kỹ thuật, không quá 10 ngày (quy định cũ là 14 ngày) nhà sản xuất phải thông báo phương án triệu hồi, không quá 5 ngày phải thông báo cho hệ thống đại lý ngừng bán xe bị lỗi ra thị trường.

Mặt khác, nhà sản xuất phải báo cáo ít nhất 3 tháng một lần về chương trình triệu hồi đã công bố và được phê duyệt.

Người dùng thông báo lỗi cách nào?

Toyota Long Biên (Hà Nội) là một trong các cơ sở bảo hành bảo dưỡng đủ điều kiện xử lý lỗi kỹ thuật trong diện triệu hồi

Theo ông Trần Quang Hà, những năm qua các hãng xe tại Việt Nam cơ bản đã thực hiện việc triệu hồi xe bị lỗi theo đúng các quy định, thông mạng lưới 558 cơ sở bảo hành bảo dưỡng có giấy phép còn hiệu lực.

Do các chương trình triệu hồi thường kéo dài từ 1 - 3 năm nên mạng lưới này cơ bản đáp ứng các yêu cầu về triệu hồi xe.

“Tuy nhiên, có những thương hiệu siêu xe hay siêu sang chỉ có 1 - 2 cơ sở bảo hành bảo dưỡng đủ điều kiện xử lý triệu hồi nên họ sẽ tìm cách liên kết với doanh nghiệp khác đủ năng lực. Pháp luật không cấm, miễn là cơ sở đó được hãng xe ủy quyền hợp lệ”, ông Hà nói.

Theo chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng, trên thế giới, phần lớn các lệnh triệu hồi là do các hãng xe tự phát hiện và tự nguyện thực hiện các chiến dịch triệu hồi.

Quá trình sử dụng, lái xe phát hiện thường báo lỗi cho đại lý, chứ hiếm khi báo cho cơ quan Chính phủ. Nếu cơ quan quản lý phải dùng mệnh lệnh để buộc nhà sản xuất triệu hồi, hãng xe sẽ phải đối diện án phạt hành chính rất tốn kém.

“Cơ quan đăng kiểm Việt Nam sắp gia nhập Hiệp định về việc chấp nhận các quy định kỹ thuật thống nhất của Liên hợp quốc đối với xe cơ giới, phụ tùng (Hiệp định UNECE 1958) nên các quy định về triệu hồi cũng đang dần tiệm cận thế giới, theo hướng gia tăng trách nhiệm của nhà sản xuất”, ông Đồng nhận định.

Về cơ chế tiếp nhận thông báo lỗi phương tiện cho cơ quan quản lý chất lượng, ông Trần Quang Hà cho biết, người dân có thể dùng bất cứ phương tiện liên lạc nào (gửi văn bản, điện thoại, email) để liên hệ với Cục Đăng kiểm VN.

Cơ quan quản lý nhà nước sẵn sàng tiếp nhận mọi thông tin để xem xét mức độ nguy hiểm của lỗi kỹ thuật, từ đó có yêu cầu phù hợp tới nhà sản xuất.

Theo dữ liệu từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, trong 5 năm gần nhất (từ 2017 - 8/2022) các hãng xe tại Việt Nam đã thực hiện 154 đợt triệu hồi xe cơ giới với số lượng hàng vạn chiếc, trong đó phần lớn là triệu hồi xe ô tô (151 đợt).

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.