• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Tương lai bất định của công nghiệp xe máy

14/07/2017, 08:32

HĐND TP Hà Nội vừa thông qua đề án về tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông.

26

Lượng xe các đại lý bán ra mỗi ngày không có dấu hiệu sụt giảm vì thời hạn dừng hoạt động xe máy vẫn còn khá xa - Ảnh: D.T

HĐND TP Hà Nội vừa thông qua đề án về tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông. Trong đó, đưa ra lộ trình sẽ dừng hoạt động xe máy tại các quận nội thành vào năm 2030. Theo nhiều chuyên gia, việc dừng hoạt động xe máy có thể ảnh hưởng lớn tới ngành công nghiệp xe máy tại Việt Nam nhưng là xu thế tất yếu.

Công nghiệp xe máy sẽ dừng hoạt động?

Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang là hai thành phố có lượng xe máy nhiều nhất cả nước. Chỉ tính riêng Hà Nội, hiện đang có khoảng 5,2 triệu xe máy, chưa kể nhiều xe mang biển ngoại tỉnh vẫn hoạt động. Do số lượng xe máy tại Hà Nội quá lớn gây ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Theo một số nhận định, tuy Hà Nội là địa phương đầu tiên thực hiện lộ trình xe máy nhưng nếu đề án “đầu xuôi đuôi lọt” thì chắc chắn TP Hồ Chí Minh sẽ là nơi tiếp theo thực hiện.

Theo một số chuyên gia, Việt Nam là thị trường xe máy lớn thứ tư trên thế giới. Vì thế, kế hoạch hạn chế loại phương tiện này vào năm 2030 có thể sẽ ảnh hưởng lớn tới ngành công nghiệp xe hai bánh toàn cầu.

Khi được hỏi thông tin việc dừng lưu hành phương tiện xe máy tại Hà Nội vào năm 2030 có tác động đến doanh số hay không? Đại diện một HEAD Honda tại quận Hai Bà Trưng cho biết: “Chúng tôi có nghe thông tin trên qua báo chí. Tuy nhiên, hiện tại HEAD của chúng tôi vẫn chưa thấy tác động nào đáng kể, lượng khách trung bình vẫn không nhiều biến động. Điều này có thể do thời điểm năm 2030 vẫn còn ở khá xa nên chưa có tác động trực tiếp”.

Như vậy, với 5 thành viên hiện tại, VAMM đã cung cấp ra thì trường đủ chủng loại xe máy từ xe số, xe tay ga, xe côn tay và xe thể thao cùng sức mua hơn 8.000 xe/ngày.

Tuy nhiên, đánh giá tác động của lộ trình này đối với công nghiệp xe máy trong thời gian tới, ông Lê Đỗ Mười, Phó viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT (Bộ GTVT) cho rằng, việc xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất xe máy là việc của các nhà suản xuất. Tuy không có đánh giá tác động đối với lĩnh vực sản xuất xe máy trong đề án nhưng ông Mười cho rằng, khi đến thời điểm thực hiện theo lộ trình thì có lẽ cũng là lúc ngành công nghiệp xe máy cần có sự chuyển hướng hoặc nên dừng. “Kinh nghiệm tại Trung Quốc cho thấy, sau một thời gian phát triển đến nay, ngành công nghiệp xe máy tại đây đã cơ bản dừng hoạt động hoặc chuyển hướng xuất khẩu, sản xuất những mẫu xe cao cấp”, ông Mười cho biết.

Các hãng xe nói gì?

Trước thông tin xung quanh việc dừng lưu thông xe máy trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội vào năm 2030, trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Trịnh Mai Lâm, Trưởng phòng Marketing (Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam) cho biết, việc dừng lưu thông hay hạn chế xe máy trong đô thị Hà Nội là chủ trương, quyết định đã được thông qua. Tuy nhiên, khi dừng lưu thông xe máy như vậy cần có các phương tiện vận tải công cộng thay thế, vì nhu cầu đi lại cá nhân của người dân là rõ ràng. Hiện tại, xe máy vẫn là phương tiện phù hợp với hầu hết người dân tại Hà Nội, bởi chi phí thấp và tiện dụng.

Theo lộ trình dừng hoạt động xe máy vừa được HĐND TP Hà Nội thông qua, lộ trình được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu (năm 2017 - 2018), thực hiện các giải pháp về quản lý phương tiện tham gia giao thông và tăng cường quản lý nhà nước với vận tải; Giai đoạn hai (2017 - 2020), thực hiện các giải pháp về số lượng, chất lượng phương tiện và phát triển vận tải công cộng. Áp dụng giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân theo ngày chẵn, lẻ với các tuyến phố ùn tắc thường xuyên, nghiêm trọng. Cấp hạn ngạch với xe taxi và các xe hoạt động tương tự taxi như: Uber, Grab…; Giai đoạn cuối cùng (2017 - 2030), từng bước hạn chế hoạt động trên một số khu vực và thời gian, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đến năm 2030 dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận.

Khi được hỏi về việc dừng lưu thông xe máy sẽ ảnh hưởng thế nào đến Yamaha Motor Việt Nam, ông Lâm chia sẻ: “Từ nay đến năm 2030 còn khá xa và chưa có ảnh hưởng gì đến Yamaha hiện tại. Hiện nay, Yamaha vẫn đang tập trung nghiên cứu các mẫu xe phù hợp nhất với nhu cầu của người dân tại Hà Nội và các TP khác như xe ga và các dòng xe cao cấp. Bên cạnh đó, Yamaha Motor Việt Nam cũng thể hiện rõ mong muốn được hợp tác với các cơ quan chức năng, Chính phủ Việt Nam để cùng tìm ra giải pháp tốt nhất cho giao thông đô thị của Hà Nội và các thành phố khác tại Việt Nam.

Tương tự, khi được hỏi thêm về đề xuất hạn chế xe máy tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Tổng giám đốc của Honda Việt Nam (HVN) cho biết: “Đây là biện pháp để Chính phủ Việt Nam hạn chế ô nhiễm cũng như ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, cũng nên cân nhắc đến tình hình giao thông trong nước khi chưa có các phương tiện công cộng nào có thể thay thế được phương tiện cá nhân như xe máy. Honda Việt Nam sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để có thể đưa ra các giải pháp hiệu quả và thiết thực hơn để những chiếc xe máy có thể tiếp tục được tồn tại tại thị trường Việt Nam”.

Về vấn đề ô nhiễm môi trường, lãnh đạo HVN cho biết, HVN hoan nghênh các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm của Chính phủ như việc áp dụng tiêu chuẩn khí thải mới cao hơn trước đây. HVN cũng đã chấp hành rất tốt vấn đề này như việc ngừng sản xuất mẫu xe Super Dream vì mẫu xe này trước đây chỉ đạt chuẩn khí thải Euro 2.

Khi được hỏi về các chính sách, chiến lược của mình trong thời gian tới, một số hãng xe còn lại như: Suzuki, Piaggio… đều khá kín tiếng hoặc cho rằng, đang chờ những quyết định chiến lược từ cấp cao hơn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.