• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Uber bị thôn tính ở Trung Quốc

03/08/2016, 07:09

Chính phủ Trung Quốc tuyên bố “bật đèn xanh” cho các công ty cung cấp phần mềm gọi taxi như Uber.

Xegiaothong_uber_tai_trung_quoc
Nhiều chuyên gia nhận định Uber đã thua trên thị trường Trung Quốc

Trung Quốc trở thành quốc gia lớn nhất trên thế giới chấp nhận các công ty cung cấp ứng dụng gọi taxi như Uber và Didi là hợp pháp. Tuy nhiên, với Uber lại là một thất bại…?

Bật đèn xanh cho Uber?

Tuần trước, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố “bật đèn xanh” cho các công ty cung cấp phần mềm gọi taxi như Uber và đối thủ Didi Chuxing hoạt động tại đây. Trong quy định mới, Trung Quốc quy định rõ các vấn đề còn chưa sáng tỏ, đề ra khung làm việc cho các công ty quản lý phần mềm gọi taxi hoạt động tại đây. Quy định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1/11.

Theo đó, tài xế phải có 3 năm kinh nghiệm, phải được một công ty điều hành taxi địa phương cấp giấy phép, chưa từng phạm tội hình sự. Tiếp đó, ô tô đã đi hơn 600.000km sẽ không được sử dụng để chở khách. Quy định về tuổi đời ô tô là điều nhiều tài xế và công ty phần mềm lo ngại nhất. Bởi, nhiều nơi ở Trung Quốc, chẳng hạn như Bắc Kinh, điều kiện để đăng ký mua xe mới rất ngặt nghèo. Giới chức hạn chế chỉ tiêu số lượng đăng ký xe mỗi tháng để giảm sự ô nhiễm. Do đó, rất nhiều tài xế đã đủ điều kiện 3-4 năm kinh nghiệm nhưng khả năng cao vẫn phải “đắp chiếu phủ xe” vì chỉ tiêu số kilômét.

Về phía mình, các công ty quản lý phần mềm gọi taxi như Uber và Didi đều hoan nghênh. Ông Zhen Liu, Phó chủ tịch Uber Chi nhánh Trung Quốc cho biết, sẵn sàng hợp tác với cơ quan địa phương để thực thi quy định, các tài xế của hãng bắt đầu nộp đơn xin giấy phép. Didi cũng hoan nghênh một số quy định như cho phép các công ty tự định giá vé.

Chuyên gia luật đến từ Đại học Bắc Kinh, ông Wu Shenkuo đánh giá, luật mới là “bước ngoặt” đối với nền kinh tế Trung Quốc. Theo ông, quy định này không gây cản trở gì với các công ty nước ngoài nhưng các công ty ngoại lai cần phải tuân thủ quy định sở tại.

Mừng hụt....

Với quyết định "bật đèn xanh", báo chí Mỹ như tờ Washington Post, New York Times, Reuters... đều hy vọng Uber sẽ là công ty hoạt động trong lĩnh vực mạng của Mỹ phá được rào cản độc quyền tại Trung Quốc và giành được sự chấp thuận của Chính phủ.

Song, ngày 1/8, thông tin Uber và đối thủ “không đội trời chung” Didi của Trung Quốc tuyên bố sáp nhập. Cụ thể hơn, Didi sẽ mua Uber Chi nhánh Trung Quốc, nắm toàn quyền điều hành hoạt động. Mặc dù Uber vẫn nắm quyền kiểm soát ứng dụng của mình nhưng cái tên Uber sẽ biến mất hoàn toàn khỏi thị trường Trung Quốc. Các nhà đầu tư Uber Trung Quốc sẽ nắm 20% cổ phần trong Didi. Sau khi “về chung một nhà”, giá trị của Didi lên tới 35 tỉ USD - sự tăng trưởng giá trị đáng kể.

Nhiều chuyên gia nhận định, Uber thất bại trên “sân chơi Trung Quốc”. Và chính vì Uber bỏ cuộc nên Trung Quốc mới mở cửa thị trường này. Trong ngày đầu tiên thông báo sáp nhập, cả Didi và Uber đều không bình luận. Song trên trang blog cá nhân, Giám đốc điều hành Uber Travis Kalanick giải thích: “Là một doanh nhân, tôi học được rằng, thành công là phải lắng nghe cái đầu và đi theo con tim. Uber và Didi đã đầu tư hàng tỉ USD vào Trung Quốc và cả hai đều chưa đạt được lợi nhuận tại thị trường này”.

Theo tờ Wired, mỗi tháng, cả hai tập đoàn đều chi hàng chục triệu USD để thu hút tài xế hợp tác và khách hàng vì Trung Quốc được đánh giá là thị trường béo bở với tiềm năng 750 triệu lượt đi - gần gấp đôi thị trường Mỹ. Tính đến nay, Uber đã chi khoảng 2 tỷ USD vào thị trường này. Dù Uber đầu tư mạnh và đứng ở vị trí thứ hai nhưng vẫn bị Didi bỏ rất xa. Cụ thể, Uber đang hoạt động tại hơn 40 thành phố; Trong khi đó, Didi hoạt động trên hơn 400 thành phố, chiếm 87% thị trường taxi tư nhân. Nay với động thái sáp nhập, Didi gần như độc chiếm hoàn toàn thị trường béo bở.

Hồi tháng 2 năm nay, Uber thừa nhận thua lỗ hơn 1 tỷ USD/năm tại Trung Quốc. “Chúng tôi làm ăn có lãi tại Mỹ nhưng thua lỗ hơn 1 tỷ USD/năm tại Trung Quốc. Nơi đây, chúng tôi có một đối thủ cạnh tranh rất mạnh, họ thậm chí không thu được lợi nhuận tại bất cứ thành phố nào, song họ lại chiếm phần lớn thị phần nhờ sự hậu thuẫn từ Chính phủ”, ông Kalanick nói. Về phát biểu này, Didi đã bác bỏ và cho rằng, điều này thiếu căn cứ.

Trước đó nữa, hồi tháng 1/2016, ông Kalanick cho biết, Uber đặt mục tiêu đánh bại Didi thông qua việc triển khai các kế hoạch chi tiêu hiệu quả hơn.Tuy thất vọng nhưng chuyện công ty Mỹ thất bại trên đất Trung Quốc không phải điều lạ. Do quy định ngặt nghèo, trước Uber đã có rất nhiều công ty hàng đầu của Mỹ “thất trận” trước các đối thủ Trung Quốc. Chẳng hạn, Baidu thay Google, Weibo thay Twitter, Xiaomi thay Apple.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.