• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Văng người khỏi xe khi tai nạn: Cảnh báo ý thức thắt dây an toàn

06/04/2022, 10:42

Quy định rất chặt chẽ nhưng người ngồi trên ô tô vẫn thường xuyên không thắt dây an toàn gây hệ lụy chấn thương nghiêm trọng khi xảy ra tai nạn.

Dây đai an toàn trên ô tô là một giải pháp cực kỳ hữu ích được trang bị trên ô tô. Đai an toàn làm giảm khả năng tử vong hoặc chấn thương nghiêm trọng cho người ngồi trên xe ô tô khi xảy ra va chạm giao thông.

Theo các nghiên cứu, đeo dây an toàn giúp giảm 45-50% nguy cơ thương tích và tử vong cho những người ngồi ghế trước và 25-75% cho những người ngồi phía sau.

Hiện 105 quốc gia, chiếm 71% dân số thế giới, có luật thắt dây an toàn cho cả người ngồi ghế trước và ghế sau, phù hợp với thông lệ tốt nhất.

Đeo dây an toàn giúp giảm 45-50% nguy cơ thương tích và tử vong cho những người ngồi ghế trước và 25-75% cho những người ngồi phía sau

Tại Việt Nam, thời gian qua đã xảy ra rất nhiều trường hợp tai nạn giao thông người ngồi trong ô tô bị văng ra ngoài xe và tử vong, gióng lên hồi chuông cảnh báo về ý thức của việc thắt dây đai an toàn khi lái xe.

Theo PGS.TS. Nguyễn Thành Công, Bộ môn Cơ khí Ô tô (Đại học Giao thông Vận tải): "Đai an toàn giúp giảm lực tác động thứ cấp với các nguy cơ va chạm bên trong, bằng cách giữ cho người ngồi ở vị trí chính xác để túi khí có hiệu quả tối đa (nếu được trang bị) và ngăn người ngồi trong xe bị đẩy ra khỏi xe khi bị va chạm hoặc nếu xe bị lật hoặc không bị nhào người va đập về phía trước khi va chạm hoặc dừng xe đột ngột giảm thiểu chấn thương.

Trong Quy chuẩn QCVN09:2015/BGTVT về Chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô tại mục 2.16 đã quy định rất rõ về việc bố trí cũng như yêu cầu kỹ thuật đối với dây đai an toàn lắp trên ô tô. Như vậy có thể thấy các loại xe ô tô con được phép lưu hành ở Việt Nam đều đảm bảo về việc bố trí dây đai an toàn cũng như đảm bảo chất lượng.

Còn theo Luật Giao thông đường bộ 2008 về quy tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ và Công ước quốc tế 1968 mà Việt Nam có tham gia về Giao thông đường bộ quy định người điều khiển và hành khách trên phương tiện cơ giới có ghế ngồi trang bị dây an toàn thì bắt buộc phải thắt dây an toàn, trừ trường hợp ngoại lệ theo pháp luật nội địa. Với các quy định này thì người điều khiển, hành khách ngồi trên xe bao gồm cả người ngồi ở hàng phía trước và người ngồi ở hàng ghế phía sau nếu tại vị trí ghế ngồi trang bị dây an toàn thì bắt buộc phải thắt dây an toàn.

Tại điểm p, điểm q, khoản 3, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường; chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn).

Tại khoản 5, Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người được chở trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạỵ.

Như vậy có thể thấy các Quy định của Việt Nam về vấn đề dây an toàn trên ô tô là rất đầy đủ và chặt chẽ, nhưng việc thực hiện thắt dây an toàn trên ô tô của một số người tham gia giao thông còn bị bỏ qua do tâm lý chủ quan. Hệ lụy là đã xảy ra chấn thương nghiêm trọng cho người ngồi trên xe khi tai nạn giao thông dẫn đến chết người, mặc dù có thể giảm thiểu mức độ chấn thương chỉ bằng một hành động nhỏ đó là chấp hành đúng quy định của Nhà nước cũng như thắt dây đai an toàn khi ngồi lên xe khi tham gia giao thông.

PGS.TS. Nguyễn Thành Công lưu ý những bước sử dụng dây đai an toàn trong ô tô đúng cách:

Bước 1: Kéo dây đai an toàn qua phía trước ngực. Tùy vào vị trí ngồi mà thắt dây đai an toàn qua bên trái hoặc phải. Điều chỉnh chiều dài của dây đai sao cho phù hợp với kích thước của bản thân. Tại vị trí dây đai phía dưới cần kéo dây qua bụng và xương chậu.

Bước 2: Điều chỉnh phần dây đai ở phía trên đè lên nửa thân người và luồn qua vai. Dây đai an toàn phải nằm gọn ở vị trí ngực và xương đòn. Dây đai không nên ép chặt ở vùng mặt hoặc cổ. Tuyệt đối tránh để dây đai an toàn dưới cánh tay hoặc sau lưng.

Bước 3: Thực hiện cài đầu khóa của dây an toàn vào chốt khóa nằm phía bên kia bên cạnh ghế ngồi. Chốt dây đai an toàn đảm bảo dây luôn cố định trên suốt quãng đường di chuyển.

Bước 4: Kiểm tra xem dây đai an toàn có thoải mái, dễ chịu khi bạn xoay người, nhướn lên phía trước,...

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.