• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Vì sao DN phân phối ô tô doanh thu tăng, lợi nhuận giảm?

24/02/2020, 10:40

Hàng loạt công ty phân phối ô tô ghi nhận doanh thu bán hàng tăng mạnh nhưng lợi nhuận lại sụt giảm.

Thị trường ô tô được dự báo còn nhiều khó khăn Ảnh: Tiến Mạnh

Hiện nay, hàng tồn nhiều song nhu cầu lại giảm, một phần vì tác động dây chuyền của dịch Covid-19.

Đẩy mạnh ưu đãi, giá bán giảm sâu

Đó là tình cảnh của Công ty CP Dịch vụ ô tô Hàng Xanh (HAX) năm vừa qua. Cụ thể, theo báo cáo tài chính năm 2019 vừa được công bố, doanh thu thuần của công ty mẹ tăng hơn 7% so với năm 2018 nhưng lợi nhuận kế toán trước thuế chưa đạt 55% cùng kỳ. Điều này kéo theo lợi nhuận kế toán trước thuế hợp nhất cũng chỉ tương đương 52% so với năm 2018 dù doanh thu thuần hợp nhất tăng hơn 8%.

Giải thích về kết quả này, ông Đỗ Tiến Dũng, Chủ tịch HAX cho biết, lợi nhuận trước thuế công ty mẹ năm 2019 là hơn 72,4 tỷ đồng và lợi nhuận hợp nhất là hơn 65,4 tỷ đồng. Năm 2019 là năm thị trường kinh doanh xe ô tô Việt Nam tăng trưởng tốt về số lượng xe bán ra nhưng cũng cạnh tranh khốc liệt về giá và chính sách ưu đãi của các hãng. Riêng với HAX, công ty chịu áp lực tăng doanh số để tăng thị phần kinh doanh xe Mercedes - Benz tại Việt Nam. Do đó, HAX đã không ngừng đẩy mạnh các chính sách ưu đãi về giá, chương trình khuyến mại… Chính điều này đã dẫn tới kết quả kinh doanh như đã đề cập ở trên.

Khác với HAX chỉ phân phối dòng Mercedes, Công ty Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico) phân phối hầu hết các dòng xe có mặt tại Việt Nam và chiếm lĩnh thị phần lớn hơn 10%. Nhưng Savico cũng gặp phải tình trạng tương tự như HAX là doanh thu năm 2019 tăng nhưng lợi nhuận giảm. Cụ thể, doanh thu thuần năm qua của Savico tăng tới 23% lên gần 18.300 tỷ đồng nhưng lợi nhuận lại giảm tới 22% còn 233 tỷ đồng. Lý giải về tình trạng này, lãnh đạo công ty cho biết, cuối năm 2019 lượng xe cung ứng ra thị trường từ các nhà sản xuất tăng đột biến đã đẩy giá bán giảm sâu.

Công ty City Auto (CTF) cũng không thoát khỏi tình cảnh khi doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh từ 2.098 tỷ đồng năm 2018 lên 2.754 tỷ đồng nhưng lợi nhuận kế toán trước thuế cũng giảm từ 51 tỷ xuống còn hơn 48 tỷ đồng. Tổng giám đốc công ty Trần Trung Chánh lý giải, bên cạnh lãi vay tăng thì thị trường ô tô cuối năm biến động lớn, cung nhiều hơn cầu nhưng sức mua giảm. Trong bối cảnh ấy, các thương hiệu vẫn tranh nhau bán ra nhằm giảm hàng tồn kho.

Nhiều doanh nghiệp phân phối khác cũng gặp phải tình cảnh tương tự như Công ty CP Ô tô TMT (TMT). Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2019 của công ty cao hơn 2018 nhưng lợi nhuận vẫn giảm rất mạnh do giá vốn bán hàng tăng và phải thúc đẩy tiêu thụ qua việc tăng mạnh chi phí bán hàng. Công ty chỉ lãi 5,8 tỷ trước thuế nhờ khoản thu nhập bất thường lên tới 124,7 tỷ đồng từ việc bán vốn tại công ty con vào cuối năm…

Hàng tồn lớn, lại bị Covid-19 đe dọa

Dự báo thị trường ô tô còn nhiều khó khăn, một số công ty tìm hướng đi mới: HAX đã có hướng dài hơi là triển khai mô hình cho thuê xe sang tại Hà Nội và TP HCM ngay quý II này và mua cổ phần một số đại lý thay vì tự mở đại lý như trước đây để giảm thời gian và chi phí mở rộng. Sau khi mở rộng trong năm 2019, City Auto kỳ vọng sẽ đạt được kết quả khả quan sau khi trở thành đại lý ủy quyền chính thức của Ford và kinh doanh thương hiệu Hyundai, mua lại 58% vốn Auto Trường Chinh, rót thêm vốn vào ô tô Nha Trang, nâng sở hữu ôtô Phú Mỹ và lập công ty con City Auto Vũng Tàu.


Dù cuối năm 2019 các doanh nghiệp ô tô đã mạnh tay chi tiền cho các “chiêu” khuyến mãi để bán hàng song lượng hàng tồn vẫn rất lớn. Đơn cử như tại HAX, hàng tồn kho đã tăng mạnh từ 509 tỷ đồng lên 721 tỷ đồng, chiếm gần một nửa tổng tài sản. Hàng tồn nhiều mà vay nợ lại lớn (chiếm 81% nợ phải trả). Hay tại Tổng công ty Máy động lực và nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM) cũng có lượng hàng tồn kho lớn khiến Nhà máy Ô tô VEAM phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 153,7 tỷ đồng vào giá vốn bán hàng.

Báo cáo mới đây của Chứng khoán BIDV (BSC) lại cho rằng, do tác động từ dịch virus Corona, sản xuất từ Trung Quốc bị gián đoạn sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp ô tô Việt Nam có sẵn hàng tồn kho nhờ giảm áp lực cạnh tranh từ các nước trong khu vực. Tuy nhiên, mức độ tồn kho ở đây chỉ ở mức hợp lý bởi trong trung hạn sức cầu sẽ giảm.

Đánh giá về tình hình thị trường, giám đốc một công ty phân phối xe sang tại Việt Nam cho biết, năm qua thị trường vẫn tăng trưởng do tổng lượng xe bán ra vẫn tăng dù đây là chính sách bán nhiều để bù lợi nhuận do giá giảm. Nhưng đến đầu năm nay thị trường đã có dấu hiệu chững lại ở cả ba dòng xe “cỏ”, trung bình và xe sang. Hiện nay, các doanh nghiệp đang cố gắng đẩy mạnh bán ra các dòng xe cuối chu kỳ nhưng sức mua đã giảm mạnh hiệu ứng sau Tết và do dịch virus Corona gây ra.

“Những người có kế hoạch mua xe như chủ hàng quán, chủ cho thuê nhà, chủ doanh nghiệp… sẽ cân nhắc việc mua xe khi thu nhập của họ giảm vì ảnh hưởng của dịch virus Corona. Chỉ ngừng kinh doanh ba tháng là sập chứ đừng nói chuyện mua xe”, vị này nói và cho rằng, chỉ cần tới tháng 6 là sẽ thấy rất rõ tác động của dịch Corona tới thị trường ô tô.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.