• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Vì sao giá ô tô tại Việt Nam cao gấp đôi Thái Lan?

04/10/2020, 09:30

Theo phân tích, mức giá bán các loại ô tô tại Việt Nam đang cao gần gấp 2 lần so với Thái Lan, Indonesia và gấp nhiều lần so với Mỹ, Nhật Bản.

Xưởng lắp ráp ô tô tại nhà máy Toyota tại Vĩnh Phúc

Đây là nhận định của bộ Kế hoạch và Đầu tư trong bản dự thảo đề án “Giải pháp đón đầu và tận dụng cơ hội từ làn sóng dịch chuyển đầu tư sau đại dịch Covid-19 đối với ngành công nghiệp hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái đối với ngành sản xuất ô tô.

Theo phân tích, mức giá bán xe tại Việt Nam hiện vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực.

Cụ thể, mức giá xe tại Việt Nam cao hơn gần 2 lần so với các nước như Thái Lan, Indonesia, và con số này còn lớn hơn nếu so với các nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển ổn định như Mỹ, Nhật Bản.

Nguyên nhân lớn nhất khiến giá xe tăng cao là do thuế và phí đối với ô tô sản xuất trong nước cao, đồng thời sản lượng tích lũy trong nước thấp.

Hiện các doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam đang sản xuất dưới rất xa so với công suất thiết kế.

Bên cạnh đó, chất lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn chưa bằng chất lượng xe nhập khẩu.

Để cải thiện tình hình này, bản đề án dự kiến sẽ được trình Chính phủ trong thời gian tới đã đặt ra những mục tiêu cụ thể nhằm thu hút nguồn vốn chuyển dịch đầu tư để thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ ô tô, đáp ứng cơ bản cho hoạt động sản xuất trong nước (năm 2025, đáp ứng 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng nội địa và đến năm 2030 con số này sẽ là 70%).

Bên cạnh đó sẽ có những chính sách khuyến khích tiêu dùng mua ô tô nhằm tăng quy mô thị trường sớm hơn kế hoạch đồng thời các chính sách sẽ đảm bảo ổn định, không tạo ra những cú sốc cho doanh nghiệp…

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.