• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Vì sao ô tô dùng năng lượng sạch chưa phổ biến?

26/05/2021, 10:31

Xe chạy bằng năng lượng sạch như: Khí hóa lỏng, khí nén tự nhiên… thải ra ít khí độc hại hơn xe chạy bằng xăng, dầu song đến nay chưa phổ biến.

Xe buýt chạy bằng CNG tại TP HCM

Xe ô tô chạy bằng năng lượng sạch như: Khí dầu mỏ hóa lỏng, khí nén tự nhiên… thải ra ít khí độc hại hơn xe chạy bằng xăng, dầu song đến nay chưa phổ biến.

Dùng khí hóa lỏng một thời gian lại quay lại dùng xăng

Vài năm trước, chiếc xe ô tô taxi của anh Hùng (Hà Đông, Hà Nội) được công ty cho cải tạo chuyển đổi từ xe chạy xăng sang chạy khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG).

Anh Hùng cho biết, khi xe dùng khí LPG cảm nhận rõ được khói thải sạch hơn nhiều so với dùng xăng. Tuy nhiên, được một thời gian, công ty cho tháo bỏ bộ bình chứa khí LPG và cải tạo lại để chạy bằng xăng như ban đầu.

“Xe chạy bằng khí cũng có nhiều hạn chế. Chẳng hạn có rất ít địa điểm nạp nhiên liệu nên phải tính toán lượng khí, thời gian để đi nạp. Hơn nữa, xe dùng khí dường như chạy yếu hơn so với xe xăng, khi chở đủ tải tăng tốc chậm hơn nên cũng lo ngại ảnh hưởng đến động cơ”, anh Hùng nói.

Ông Nguyễn Văn Tiệp, Phó giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-27D cho biết, khoảng 4 - 5 năm trước có một số xe ô tô con, chủ yếu xe kinh doanh vận tải, cải tạo chuyển đổi từ xe dùng xăng sang khí LPG, song đến nay rất ít gặp.

“Trước đây, các xe dùng khí LPG chủ yếu là cải tạo từ xe chạy xăng, bằng cách lắp thêm bình chứa khí và hệ thống dẫn nhiên liệu. Loại xe này chủ yếu thải ra khí CO2, còn các chất độc hại khác rất ít nên chất lượng khí vượt trội so với xe dùng xăng, dầu. Tuy vậy, hiện gần như chỉ còn xe buýt dùng khí nén tự nhiên (CNG), còn không thấy xe dùng khí LPG nữa”, ông Tiệp cho biết.

Theo Vụ Môi trường (Bộ GTVT), cách đây hơn chục năm, một số đề án thí điểm ứng dụng CNG, LPG làm nhiên liệu xe ô tô được triển khai. Tại Hà Nội, năm 2006, một doanh nghiệp đầu tư một trạm nạp và tổ chức vận hành 30 xe taxi chạy bằng khí LPG. Đầu năm 2009, TP HCM công bố kế hoạch thử nghiệm sử dụng CNG cho xe buýt và có kế hoạch ứng dụng rộng rãi xe buýt chạy bằng CNG.

Còn tại Đà Nẵng, từ năm 2006 bắt đầu có các xe thùng 3 bánh chạy bằng khí LPG phục vụ thu gom rác thải sinh hoạt… Tính đến năm 2010, cả nước có khoảng 1.500 xe taxi chạy bằng nhiên liệu LPG, chủ yếu tại TP HCM, Hà Nội và Đà Nẵng.

Tuy vậy, hiện số lượng xe dùng LPG có xu hướng giảm mạnh, theo thống kê của Cục Đăng kiểm VN hiện toàn quốc chỉ còn gần 450 xe chạy bằng khí LPG; còn xe chạy bằng CNG có hơn 3.100 chiếc.

Cần cơ chế khuyến khích đầu tư

Hạn chế hiện nay là xe buýt dùng năng lượng sạch có giá thành, chi phí đầu tư ban đầu cao hơn xe buýt thông thường

Tìm hiểu của PV Báo Giao thông, xe dùng khí LPG chủ yếu phù hợp với xe ô tô con, còn khí CNG dùng cho xe vận tải cỡ lớn. Hiện một số địa phương như Hà Nội, TP HCM, Bình Dương… có các tuyến xe buýt dùng khí CNG, song số lượng chưa nhiều so với tổng số xe buýt, xe vận tải khách tuyến cố định hoạt động trên địa bàn.

Theo Sở GTVT Hà Nội, đến nay thành phố có 7 tuyến xe buýt dùng khí CNG. Trong đó, 3 tuyến hoạt động từ tháng 8/2018, sử dụng xe trung bình 50 chỗ, 4 tuyến hoạt động từ cuối năm 2019 sử dụng loại xe buýt nhỏ 30 chỗ.

“Năm 2019, sản lượng vận tải khách trên tuyến buýt dùng khí CNG tăng 180% so với năm trước, năm 2020 tiếp tục tăng thêm 2,7%. Mới đây, UBND TP Hà Nội chấp thuận đề xuất của Sở GTVT mở rộng vùng phục vụ, khai thác của 2 tuyến buýt Kim Lũ - Nam Thăng Long và BX Yên Nghĩa - Hoài Đức để nâng hiệu quả khai thác các tuyến buýt sạch.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch dịch vụ, xây dựng Bảo Yến (đơn vị khai thác các tuyến buýt dùng CNG) cho biết, xe CNG là giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm được 30% nhiên liệu, giảm đến 20% lượng khí CO2, 30% Nox và 70% SOX so với xe sử dụng nhiên liệu dầu. Trong tương lai, đơn vị này sẽ tiếp tục đề xuất với Sở GTVT Hà Nội để mở thêm các tuyến buýt chạy bằng khí CNG.

Trong khi đó, theo Vụ Môi trường (Bộ GTVT), việc ứng dụng năng lượng sạch trong GTVT như dùng phương tiện chạy bằng khí CNG, LPG, điện vẫn còn những trở ngại khiến xe loại xe này chưa phổ biến.

Xe dùng khí CNG mang lại nhiều lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường nhưng việc triển khai còn một số khó khăn. Có thể kể đến như chi phí ban đầu tương đối cao hơn so với xe chạy xăng, dầu; xây dựng các trạm nạp nhiên liệu chi phí cao nhưng chỉ phục vụ riêng một loại phương tiện. Vì vậy, cần thêm các chính sách cụ thể để khuyến khích đầu tư phát triển hạ tầng, phương tiện sử dụng CNG nói riêng, năng lượng sạch nói chung.

Xe dùng năng lượng sạch được ưu đãi gì?
Theo quy định tại Nghị định 125, áp dụng thuế suất 0% đối với linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp xe dùng năng lượng sạch, song kèm điều kiện doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện về sản lượng tối thiểu.

Còn theo dự thảo sửa đổi Nghị định số 125/2017, doanh nghiệp sản xuất xe ô tô sử dụng năng lượng sạch (xe điện, xe hybrid, nhiên liệu sinh học hoàn toàn, khí nén thiên nhiên CNG) được hưởng thuế suất 0%.

Theo Thông tư 140/2015 của Bộ Tài chính, xe buýt sử dụng năng lượng sạch được miễn lệ phí trước bạ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.