Hỏi:
Tôi thấy các xe điện đều có trang bị phanh tái sinh năng lượng. Xin hỏi vì sao các hệ thống phanh này chỉ tái sinh điện năng hiệu quả ở tốc độ thấp?
Nguyễn Tự Lập (Cầu Giấy, Hà Nội)
KTV Dương Văn Mạnh, Xưởng dịch vụ MH Auto Service (KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội) tư vấn:
Hệ thống phanh tái tạo năng lượng, hay phanh tái sinh năng lượng (Regenerative Braking System - BRS) là hệ thống chuyển đổi động năng, nhiệt năng của vật thể và lực quán tính sinh ra khi phanh thành điện năng, tái nạp và lưu trữ vào pin.
Trên ô tô điện, phanh tái tạo năng lượng là hệ thống phanh chính, giúp xe hãm tốc độ. Người lái chỉ cần nhả chân ga, hệ thống phần mềm điều khiển xe sẽ tự động đảo chiều quay từ trường để biến mô-tơ thành máy phát điện. Vì vậy, người lái xe điện luôn có cảm giác xe tự ghìm lại khi nhả chân ga, đó là mô-tơ điện đang đảo chiều.
Ưu điểm của phanh tái tạo năng lượng là giúp tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả. Phần động năng khi phanh xe được máy phát điện tận dụng và chuyển đổi thành năng lượng lưu trữ. Phanh tái tạo năng lượng không gây lãng phí năng lượng vào việc sinh ra nhiệt năng do ma sát giữa má phanh và đĩa phanh như phanh truyền thống.
So với hệ thống phanh truyền thống, phanh tái tạo năng lượng còn giúp các chi tiết phanh cơ khí, đặc biệt là má phanh ít bị mài mòn hơn. Thêm vào đó, hệ thống phanh tái sinh năng lượng còn giúp động cơ giảm lượng khí thải CO2 (của xe hybrid PHEV), giảm phát thải bụi phanh khi vận hành.
Nhược điểm là phanh tái tạo năng lượng chỉ hiệu quả khi giảm tốc ở tốc độ thấp. Do tốc độ sạc lại tối đa của mạch và dung lượng của pin, lực hãm kiểu điện từ RBS luôn bị giới hạn, do đó nhà sản xuất thường kết hợp cả 2 loại phanh (tái sinh và thủy lực) để tối ưu hiệu quả hệ thống phanh ô tô.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận