• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Vì sao xe ở Việt Nam ít bị triệu hồi?

23/05/2015, 09:57

Có những nguyên nhân tế nhị khiến xe ở Việt Nam ít liên quan đến các chiến dịch triệu hồi trên thế giới.

piaggio-vespa-gts-125
Mặc dù có xe lỗi nhưng Piaggio Việt Nam đã "may mắn" thoát không phải triệu hồi Vespa GTS? - Ảnh minh họa

Quá ít xe bị triệu hồi

Mặc dù các chiến dịch triệu hồi xe ở trong nước có tần xuất xuất hiện nhiều hơn trước, nhưng trên thực tế, xe lỗi ở Việt Nam được các hãng công bố thường ít liên quan tới các chương trình triệu hồi xe trên thế giới. Hoặc nếu có thì cũng phải mất một thời gian dài sau đó, mới được các hãng xe chính thức xác nhận.

Khi được hỏi một dòng xe tương tự xe đang phân phối ở Việt Nam mắc lỗi kỹ thuật và đang trong một chương trình triệu hồi tại một nước nào đó, câu trả lời của hầu hết các doanh nghiệp xe cả nhập khẩu lẫn lắp ráp thường khá tương đồng, "chúng tôi chưa nhận được thông báo từ hãng mẹ, hoặc nguồn linh kiện lắp ráp xe ở quốc gia đó không giống với Việt Nam".

Hồi năm 2012, GM Việt Nam từng "xấu hổ" với người tiêu dùng với tuyên bố mạnh bạo mẫu Chevrolet Captiva do họ lắp ráp không mắc lỗi như xe đang trong chiến dịch triệu hồi quy mô lớn ở Trung Quốc và Hàn Quốc, nhưng hơn 3 tháng sau đó doanh nghiệp này vẫn âm thầm khắc phục cho hơn 10 nghìn xe ở Việt Nam với lỗi tương tự.

Đầu năm 2015, Mercedes-Benz Việt Nam cũng bị "hố" với thông điệp "chưa có thông báo từ hãng mẹ" tại thời điểm hãng xe Đức mở chiến dịch triệu hồi toàn cầu hai dòng xe E-Class và CLS-Class để ngăn ngừa nguy cơ cháy do tấm đệm lót cao su trong khoang động cơ rơi vào hệ thống xả.

Trong khi đó, một số chủ sở hữu xe trong nước, sau khi đọc thông tin trên truyền thông nước ngoài đã tự kiểm tra và khẳng định có lỗi giống mô tả của Mercedes-Benz. Phải hơn hai tháng sau đó, liên doanh xe Đức mới chính thức phát đi thông báo triệu hồi, mặc dù trước đó họ đã có danh sách xe có thể mắc lỗi ở trong nước.

Xa hơn nữa, vào năm 2011 một số chủ sở hữu xe Vespa GTS do Piaggio Việt Nam phân phối đã phải "nuốt cục tức" khi bỏ ra hơn 130 triệu đồng để mua một chiếc xe mà chưa kịp đi đã mắc lỗi kim nhiệt độ tăng và đèn cảnh báo động cơ nhấp nháy. Sau một thời gian dài với nhiều lần sửa chữa, Piaggio Việt Nam khẳng định xe không có vấn đề gì. Tuy nhiên, cuối năm 2014, Piaggio bất ngờ công bố lỗi kỹ thuật đối với dòng xe Vespa GTS sản xuất trong giai đoạn 2010 đến 2012 và một chương trình triệu hồi toàn cầu được phát đi, nhưng cho đến nay liên doanh ở Việt Nam vẫn "bặt vô âm tín".

Thực tế cho thấy, các dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc ở Việt Nam nếu mắc lỗi do nhà sản xuất thường sẽ được khắc phục khá chậm so với nhiều nước khác. Thậm chí nhiều trường hợp còn bị các hãng "lờ" đi nếu thời điểm triệu hồi quá xa so với lúc phát hiện ra lỗi.

Tuy nhiên, đối với những dòng xe lắp ráp trong nước lại là một câu chuyện khác. Các chương trình triệu hồi đối với xe "nội" thường nhỏ lẻ, độc lập và ít liên quan tới xe tương tự trên thế giới.

Mặc dù, nguồn cung cấp linh kiện để cấu thành một chiếc xe thành phẩm cũng có thể được coi là một trong những nguyên nhân sinh ra lỗi kỹ thuật, như các đơn vị lắp ráp xe chia sẻ. Ngoài ra, họ cho rằng, thị trường Việt Nam nhỏ với số lượng xe ít nên việc lỗi cũng sẽ ít xảy ra hơn.

Nguyên nhân "tế nhị"

Nhưng trên thực tế, có một nguyên nhân "tế nhị" khác mà các doanh nghiệp xe thường hay tránh khi đề cập đến, đó là hầu hết các dòng xe ở Việt Nam thường được trang bị ít hẳn so với xe tương tự ở những thị trường khác.

Đại diện một số hãng xe cho rằng, nhiều trang bị trên xe ở những quốc gia khác không phù hợp với điều kiện khí hậu, hạ tầng giao thông ở Việt Nam, nên việc cắt bớt trang bị thừa sẽ giúp người tiêu dùng có cơ hội mua xe với giá thấp hơn.

Tuy nhiên, việc cắt bớt những thiết bị an toàn như túi khí, phanh đĩa ở bánh sau, hệ thống cân bằng,... hay như thiết bị giải trí cũng bị cắt giảm số lượng loa hoặc thay thế nguồn cung ít nổi tiếng hơn,... lại là câu hỏi khó có lời giải đáp.

Rõ ràng "một chiếc xe không thể hỏng những bộ phận mà nó không có". Chỉ cần một phép tính đơn giản khi đem phiên bản cao nhất mẫu Camry lắp ráp ở Việt Nam so với phiên bản thấp nhất của chiếc xe tương tự lắp ráp tại Mỹ, cũng có thể dễ dàng nhận ra số lượng chi tiết trên xe ở Việt Nam ít hơn rất nhiều.

Chính bởi vậy, một số chiến dịch triệu hồi Camry của Toyota tại Mỹ không có liên quan đến xe ở thị trường Việt bởi những chiếc xe đó mắc lỗi ở những chi tiết mà xe trong nước không sở hữu.

Vấn đề trên không chỉ bắt gặp đối với Toyota mà hiện diện ở nhiều thương hiệu khác đang kinh doanh xe tại Việt Nam. Không khó để nhận thấy, khi rất nhiều xe trên thế giới đang gặp khủng hoảng lỗi túi khí do Takata (Nhật Bản) cung cấp.

Rất nhiều chiến dịch triệu hồi với hàng chục triệu xe ở các nước trên thế giới đã và đang tiến hành khắc phục hoặc thay thế lỗi trên. Tuy nhiên, ở Việt Nam mới chỉ có Honda Honda thực hiện triệu hồi, trong khi nhiều thương hiệu khác như Toyota, Nissan, Ford, Chevrolet,... cũng sử dụng linh kiện từ nhà cung cấp Takata.

Rõ ràng, việc sở hữu ít túi khí có thể là "cứu cánh" cho nhiều doanh nghiệp xe ở Việt Nam khỏi bị lôi vào vòng xoáy triệu hồi đang rất "nóng" trên thế giới.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.