• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Diễn đàn

Viện cớ có cồn trong máu: Bảo hiểm trả hay không còn tuỳ vui hay buồn?

24/07/2021, 08:30

Nhiều độc giả để lại bình luận dưới bài viết phản ánh việc Bảo hiểm Bảo Minh từ chối bồi thường khi chỉ số cồn trong máu ở ngưỡng bình thường.

Những ngày qua, Báo Giao thông liên tục thông tin về vụ việc Bảo hiểm Bảo Minh từ chối bồi thường sai luật do trong máu của tài xế có nồng độ cồn dù vẫn dưới ngưỡng trị số bình thường.

Xe tải BKS 63C - 061.92 bị hư hỏng nặng sau tai nạn

Dưới các bài viết đăng tải trên Báo Giao thông gồm: “Chủ xe tố Bảo hiểm Bảo Minh từ chối bồi thường nửa tỷ đồng sai luật”, “Vụ chủ xe tối Bảo hiểm Bảo Minh từ chối bảo hiểm sai luật: Đồng ý bồi thường bảo hiểm TNDS” và “Gỡ nỗi oan bị từ chối bồi thường bảo hiểm trong vi phạm nồng độ cồn”, rất nhiều độc giả đã để lại bình luận.

Đa số bạn đọc đều bức xúc với cách giải quyết cứng nhắc, sai luật của Công ty bảo hiểm Bảo Minh. Đồng thời cũng bày tỏ quan ngại về cách áp dụng luật máy móc, rập khuôn để gây khó dễ cho khách hàng.

Lúc mời mua "ngon ngọt", lúc bồi thường “quay” khách đủ kiểu

Trước đó, Báo Giao thông nhận được đơn khiếu nại của Công ty TNHH Vận tải Khánh Nhung (Bình Định) liên quan đến thông báo của Công ty Bảo hiểm Bảo Minh từ chối bồi thường xe BKS 63C-061.92, gặp tai nạn ngày 17/8/2019 tại địa phận Đồng Nai.

Theo đó công ty bảo hiểm này đã đưa ra lý do từ chối bảo hiểm vật chất do trong máu của tài xế có nồng độ cồn ở ngưỡng 1,2mg/dl. Tuy nhiên, trong hồ sơ gửi đến Báo Giao thông, Công ty Khánh Nhung đã cung cấp kết luận của cơ quan công an xác nhận không đủ căn cứ để xác định tài xế vi phạm nồng độ cồn.

Để chứng minh trong cơ thể lái xe có nồng độ cồn tự nhiên, Công ty Khánh Nhung đã đưa tài xế đi xét nghiệm lại trong trạng thái bình thường và cho kết quả nồng độ cồn trong máu cao gấp đôi so với thời điểm xét nghiệm sau tai nạn.

Đặc biệt, trong văn bản giải thích về nồng độ cồn trong máu của tài xế theo yêu cầu của Công ty Khánh Nhung, Sở Y tế Đồng Nai cho biết, kết quả xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của lái xe nhỏ hơn trị số bình thường, không có triệu chứng lâm sàng nào do tác dụng của rượu, bia gây ra.

Dù đã làm đủ mọi cách nhưng Công ty Khánh Nhung vẫn không thể làm lay chuyển quan điểm của Bảo hiểm Bảo Minh, cứ có nồng độ cồn trong máu trên “0” là vi phạm quy định về nồng độ cồn, vi phạm vào điều khoản loại trừ bảo hiểm.

Được biết, đây không phải trường hợp đầu tiên bị từ chối bồi thường bảo hiểm vì xét nghiệm có nồng độ cồn trong máu, dù không sử dụng rượu bia. Đặc biệt đã có nhiều trường hợp tương tự khi đưa vụ việc ra toà, chủ xe đã thắng kiện.

Thất vọng vì cách xử lý của Bảo hiểm Bảo Minh, độc giả Đức Nguyễn bày tỏ sự bức xúc: “Đợt mình cũng mua bảo hiểm, hồ sơ ký kết xong hết thì quay sang bảo không được bồi thường vì không có hồ sơ của công an trong khi hồ sơ công an bảo hiểm cũng phải có trách nhiệm lấy...”.

Độc giả Nguyễn Tú đồng cảm với lái xe: “Nộp tiền dễ chứ khi xảy ra sự việc đòi tiền của bảo hiểm khó lắm...”.

Cũng từng bị từ chối bảo hiểm, bạn đọc Trung Lê cho biết: “Mình từng bị rồi. Bảo hiểm hãng nào cũng vậy! Lúc chưa mua thì nói hay lắm Mua rồi lúc bị nạn gọi thì quay mình đủ các kiểu”.

Sau khi báo chí phản ánh, Bảo hiểm Bảo Minh đồng ý bồi thường bảo hiểm TNDS cho Công ty Khánh Nhung

Bảo hiểm cố tình không biết về cồn tự sinh để làm khó khách hàng?

Theo Luật GTĐB 2008 sửa đổi và có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, lái xe bị cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Trên thực tế, có trường hợp người điều khiển phương tiện không sử dụng rượu bia vẫn có cồn trong máu.

Quyết định 320/QĐ-BYT ban hành ngày 23/1/2014 của Bộ Y tế cũng nêu rõ, nồng độ cồn trong máu ở mức <50 mg/dl là trị số bình thường, không có triệu chứng của việc sử dụng rượu bia.

Điều đáng nói, hiện nay hầu hết các công ty bảo hiểm đang dựa vào quy định vi phạm nồng độ cồn để từ chối bồi thường bảo hiểm, bất chấp chỉ số nồng độ cồn đã được cơ quan y tế xác định là cồn tự nhiên trong cơ thể.

Đồng tình với các cơ quan y tế, độc giả Nguyễn Cát Trường Minh khẳng định: “Luôn luôn có chất cồn trong cơ thể người và động vật có vú, quá trình tạo cồn xảy ra khi thức ăn tiêu hóa bởi acid - dịch tiêu hóa - tác dụng hóa học với đường trong hoa quả hay thức uống có đường. Thử nồng độ cồn là thấy, tỷ lệ thấp, nhưng vẫn có. Công ty bảo hiểm dựa vào chỉ số này, thì muốn từ chối hay chi trả, tùy thuộc.... vui hay buồn”.

Khẳng định việc từ chối bồi thường của Bảo hiểm Bảo Minh là sai luật, bạn đọc Nguyễn Tùng Tin nhận định, bảo hiểm TNDS không loại trừ nồng độ cồn nên từ chối sao được. Nghị đinh 03 mới có loại trừ TNDS về tài sản, nhưng phải kết luận tai nạn do ảnh hưởng của cồn.

Ban đọc Trần Tùng bày tỏ quan ngại do câu chữ trong Luật GTĐB khiến bảo hiểm “bám vào” để gây khó dễ cho khách hàng.

Độc giả Mai Đức Bình nhận định, hầu hết bảo hiểm đều biết điều này nhưng vì có lợi cho mình nên không ai đề xuất làm rõ cồn tự sinh trong cơ thể người và cồn do sử dụng rượu bia.

Nhiều bạn đọc chia sẻ với Công ty Khánh Nhung và lái xe, ủng hộ đưa vụ việc ra toà vì nhiều vụ việc tương tự đã được toà tuyên thắng và nhận lại được bồi thường.

Tuy nhiên, độc giả Tùng Lê khẳng định: “Công ty mà để khách hàng phải kiện ra toà thì còn đâu uy tín. Mang tiếng khách hàng là thượng đế”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.