• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa xe

“Vô cảm đứng trước người tai nạn giao thông”

02/03/2016, 07:51

Có phải ai cũng vô cảm khi đứng trước người bị TNGT hay chỉ sợ mắc phải những mớ lùm xùm không đáng.

cuu-ba-bau-bi-tai-nan-giao-thong-1443736496

Cứu giúp người bị nạn là một nghĩa cử cao đẹp - Ảnh minh họa

Trong thời gian vừa qua liên tiếp những vụ tai nạn giao thông xảy ra, trên các diễn đàn đang rộ lên thông tin “đứng trước người bị TNGT, người đi đường vô cảm”. Vậy thực sự có phải người dân vô cảm hay vì lý do nào khác?

Sự vô cảm hay sự sợ hãi, sợ hãi khi tự cho mình vào nhưng chuyện không đâu, hay không có kiến thức căn bản về sơ cứu người bị TNGT. Cũng có đôi khi dở khóc dở cười vì mắc phải mớ lùm xùm khi tham gia cứu người bị nạn, Facebook có nickname Phong Tran chia sẻ “Chính bản thân em khi giúp một người bị tai nạn giao thông đưa vào Viện Việt Đức đã phải nhận là người nhà của nạn nhân và đóng tiền viện phí mới được cấp cứu. Sau đó em nhận được gì? sự lạnh lùng, nghi hoặc của người nhà nạn nhân, sự lằng nhằng gây mất thời gian của công an. Em không cổ súy cho sự vô cảm, nhưng có những thực tế không phải  ai cũng được trải nghiệm. Cải thiện được sự vô cảm lúc này em cảm thấy khó hơn lên giời !” .

Có lẽ không ai muốn điều đó nhưng cũng để người bị nạn nằm ở đó, mà hãy chung tay cứu giúp người bị TNGT. Bởi vì, cứu một mạng người hơn xây tòa tháp bảy tầng! Hãy làm điều đó để tránh những rằn vặt lương tâm đến suốt đời. Nhưng có một sự thật đó là không phải ai cũng biết sơ cứu. Vậy có những trường hợp sơ cứu nào? Dưới đây là một số tình huống sơ cứu khẩn cấp cho người bị nạn: Sơ cứu người đang chảy máu, gãy xương, người bất tỉnh và người còn tỉnh táo.

Thứ nhất với trường hợp sơ cứu người đang chảy máu, gãy xương.

Việc đầu tiên cần phải làm là di chuyển người bị nạn khỏi khu vực đang có xe chạy, cho nạn nhân lên vỉa hè tránh gây ách tắc giao thông và những xe khác có thể va chạm vào. Tiếp đến là “cởi cúc quần, nới dây da, tháo cúc cổ áo nếu chặt”  cách này giúp nạn nhân dễ thở  hơn. Sau đó, quan sát trên người nạn nhân có những chỗ nào bị chảy máu thì chúng ta băng bó vết thương lại, tránh để chảy máu kéo dài, có thể dẫn đến tình trạng tử vong (nếu mất trên 1/3 tổng lượng máu thì có thể gây sốc, thậm chí bị tử vong). Tâm lí chung của những người sơ cứu là “sợ máu”  không dám cầm máu hoặc không biết cách xử trí, cứ để như vậy đưa thẳng vào bệnh viện. Nhiều bệnh nhân chỉ bị tai nạn ở mức độ trung bình, nhưng do đi đường xa, mất nhiều máu, bị choáng ngất và có thể dẫn đến tử vong.

Còn với trường hợp bị gãy xương, ví dụ điển hình là bị gẫy xương chân, đùi. Nhiều người không cố định xương cho bệnh nhân trước khi đưa đi bệnh viện, cứ thấy người bị nạn là bế thẳng lên xe gắn máy chở tới bệnh viện, đi xe lắc lư, chân lủng lẳng làm vài ba khúc, bệnh nhân bị choáng, có thể dẫn đến tử vong.

Trường hợp thứ hai, với người bị nạn bất tỉnh, cũng như ở trường hợp một, phải kiểm tra xem “hô hấp” người bị nạn ra sao thì mới có cách sơ cứu đúng cách. Nếu không còn thở phải áp dụng các biện pháp: hà hơi, thổi ngạt, day xoa lồng ngực . Đến khi nạn nhân thở được thì mới đưa đi bệnh viện. Trong trường hợp này tồn tại nguy hiểm đó là, nếu bệnh nhân không thở 3 phút sẽ gây chết não và trong 5 phút có thể chết tim.

Ở trường hợp này, chia làm hai độ tuổi và phương pháp khác nhau, ở người lớn thì làm theo cách bên trên, còn với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cơ cấu của xương chưa vững chắc nên người sơ cứu phải giảm bớt trọng lực khi sử dụng phương pháp hà hơi thổi ngạt, xoa bóp lồng ngực. Tức là, khi hô hấp người sơ cứu phải sử dụng 2 ngón tay (thường ngón trỏ và giữa) để hô hấp.

Cuối cùng là trường hợp người bị nạn tỉnh táo, với trường hợp này, dù người bị nạn có tỉnh đi chăng nữa nhưng bạn hãy kiểm tra thật kĩ trước khi cho người bị nạn tiếp tục chạy xe, phòng trường hợp nạn nhân có tình trạng chảy máu trong, không nhận biết được.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.