• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Vụ tài xế taxi bị cắt cổ: Kinh nghiệm phòng tránh cướp xe

30/01/2019, 15:26

Vụ tài xế taxi bị cắt cổ tại Mỹ Đình (Hà Nội) vẫn đang được điều tra nhưng nhiều người cho rằng, đây là một vụ cướp tài sản.

image
Hiện trường vụ tài xế hãng taxi Linh Anh bị cắt cổ dẫn đến tử vong trước sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội)

Chiều tối 29/1 tại khu vực Mỹ Đình (Hà Nội) đã xảy ra vụ án mạng nghiêm trọng, một tài xế hãng taxi Linh Anh bị cắt cổ dẫn tới tử vong. Tuy vẫn đang trong quá trình điều tra nhưng nhiều người cho rằng, đây là một vụ cướp tài sản. Trên thực tế, cũng đã có không ít vụ tài xế taxi, xe dịch vụ bị giết để cướp tài sản xảy ra. Vậy khi không may gặp trường hợp bị khống chế, uy hiếp để cướp tài sản trên xe, tài xế nên xử lý như thế nào. Dưới đây là một vài kỹ năng tự vệ khi tài xế bị cướp uy hiếp bằng dao trên xe.

Bên cạnh đó, với phương châm “phòng còn hơn chống”, một vài doanh nghiệp kinh doanh taxi vẫn có công tác tập huấn các kỹ năng cho lái xe để phòng tránh cũng như đối phó trường hợp cướp taxi xảy ra. Trao đổi với PV, ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc công ty taxi Đất Cảng cho biết, doanh nghiệp vẫn có những buổi tập huấn kỹ năng xử lý khi gặp phải những tình huống nguy hiểm, kinh nghiệm khi đi ban đêm thế nào và khi gặp những đối tượng khả nghi thì xử lý như thế nào,… Tất cả những cái đó lái xe đều phải được tập huấn.

Giống với taxi Đất Cảng, ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc hãng taxi Ba Sao cho biết, hàng năm, trong mỗi đợt cho lái xe học quy chế, các kỹ năng, kinh nghiệm phòng tránh hay xử lý khi gặp cướp đều được phổ biến. Ví dụ như không được dán 2 kính trước mờ để bên ngoài có thể dễ dàng quan sát vị trí tài xế. Hay trong trường hợp không may bị cướp trên xe, tài xế không nên chống cự mà hãy làm theo những điều chúng yêu cầu để bảo vệ tính mạng. “Tài xế cũng được học cách nhận biết những dấu hiệu nghi vấn, có thể bị cướp như khách gọi xe vào ban đêm đi tới chỗ vắng người, không chỉ địa điểm rõ ràng mà đi lòng vòng,… Lúc này nên nhờ tới sự trợ giúp của công an hoặc cảnh sát giao thông”, ông Huy chia sẻ thêm.

Ngoài ra, một trong những biện pháp bảo vệ tài xế taxi hiện nay được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng đó là dùng tấm chắn nhựa bảo vệ, ngăn khoang hành khách với tài xế. Điều này có thể phòng tránh tài xế khỏi khả năng bị bạo hành, giết hại và cướp của.

Viện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH) đưa ra những yếu tố đẩy người lái xe vào nguy hiểm trong khi làm việc là: Làm việc ở nơi công cộng, sử dụng tiền mặt, làm việc một mình, làm việc vào ban đêm, làm việc trong khu vực có tỷ lệ tội phạm cao.

Những biện pháp an toàn được NIOSH khuyến nghị có thể kể tới như sử dụng định vị GPS cho mỗi tài xế; Trang bị bộ dụng cụ sơ cứu cho những trường hợp khẩn cấp; Lắp đặt camera an ninh trong xe để giám sát các hành động của khách hàng, phòng trường hợp bị khách hàng tấn công, hành hung hoặc bỏ trốn; Sử dụng những tấm chắn ngăn cách giữa vị trí của tài xế và vị trí của khách hàng; Phối hợp với cảnh sát để theo dõi vị trí tội phạm; Luôn bật bộ đàm để thông báo những trường hợp khẩn cấp; Thanh toán bằng thẻ tín dụng để tránh trường hợp bị cướp tiền mặt và bị khách bỏ trốn, không trả tiền; Sử dụng những tín hiệu cảnh báo không phát ra tiếng động để cảnh báo người khác trong những trường hợp nguy hiểm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.