• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Xe điện sẽ được quản lý, lưu hành thế nào?

26/04/2021, 09:00

Quy chuẩn các trạm sạc đến những quy định pháp luật đối với xe điện đang đặt ra cấp thiết khi số lượng loại xe này sắp tăng mạnh.

Với những ưu điểm vượt trội, xe điện đang là tương lai của ngành công nghiệp chế tạo xe cơ giới cũng như đáp ứng xu thế, nhu cầu đi lại của người dân toàn thế giới. Tại Việt Nam, khó khăn nhất cản trở sự phát triển của xe điện hiện vẫn là câu chuyện về pin và hệ thống cơ sở hạ tầng cho loại phương tiện này.

Kỳ 2: Giải bài toán quản lý chất lượng, quy chuẩn xe điện

Trạm sạc xe điện tại Trung tâm mua sắm AEON Hà Đông (Hà Nội) - ảnh Thanh Tùng

Với việc đã có hơn 1 triệu xe máy điện lưu hành và sẽ có hàng nghìn ô tô điện được VinFast bàn giao cho khách hàng vào cuối năm nay, bài toán về quản lý chất lượng, đăng kiểm, quy chuẩn các trạm sạc đến những quy định pháp luật trong việc lưu hành phương tiện đối với xe điện đang đặt ra cấp thiết.

Đăng kiểm như xe truyền thống

Cuối tháng 3/2021, mẫu xe ô tô buýt điện của VinFast đã được Cục Đăng kiểm VN hoàn thành thẩm định hồ sơ thiết kế, thử nghiệm an toàn phương tiện và đã đáp ứng các điều kiện của quy chuẩn kỹ thuật ô tô hiện hành để sản xuất hàng loạt.

Gần đây, VinFast cũng đã công bố nhận đơn đặt hàng, sản xuất mẫu xe ô tô điện dưới 9 chỗ nhãn hiệu VF e34, dự kiến bàn giao xe cho khách hàng vào tháng 11/2021.

Thực tế, ô tô điện đã xuất hiện trong nước cách đây vài năm và đến nay có 14 xe (đều nhập khẩu nguyên chiếc, nhãn hiệu Tesla). Với xu hướng trên, sắp tới thị trường trong nước sẽ có cả xe ô tô điện nhập khẩu nguyên chiếc và xe sản xuất trong nước.

Ông Nguyễn Văn Phương, Phó phòng Chất lượng xe cơ giới - VAQ (Cục Đăng kiểm VN) cho biết, xe điện được quản lý chất lượng từ khâu thẩm định thiết kế phương tiện, thử nghiệm an toàn để cấp giấy chứng nhận kiểu loại và sản xuất theo mẫu. Sau khi xe xuất xưởng, quá trình lưu thông, xe ô tô điện cũng phải đăng kiểm định kỳ như xe ô tô truyền thống.

Theo ông Đặng Trần Khanh, Phó phòng Kiểm định xe cơ giới - VAR (Cục Đăng kiểm VN), khác biệt lớn nhất giữa xe ô tô điện và xe chạy xăng, dầu là nguồn năng lượng để động cơ xe vận hành. Vì thế, đăng kiểm sẽ áp dụng kiểm tra các hạng mục an toàn kỹ thuật theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện tại về ô tô, chỉ trừ mục kiểm tra khí thải sẽ không giống xe dùng xăng, dầu.

“Hiện, một số nước như Singapore cũng kiểm định xe ô tô điện như ô tô thông thường. Tuy vậy, Cục Đăng kiểm VN đang tham khảo kinh nghiệm của các nước, hiệp hội đăng kiểm ô tô quốc tế để có bước nghiên cứu, chuẩn bị cho quá trình bổ sung hoàn thiện quy chuẩn xe ô tô, trong đó có ô tô điện”, ông Khanh cho biết.

Trạm sạc theo chuẩn nào?

Theo nghiên cứu mới đây của Nhóm nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), hiện đang là giai đoạn khởi đầu cho việc phát triển giao thông điện tại Việt Nam. Phương tiện giao thông điện bao gồm xe đạp, xe máy điện và xe điện chở người 4 bánh được nhập khẩu hiện có hơn 1 triệu xe. Dự kiến cuối năm 2021 mới có xe ô tô điện được sản xuất trong nước.

Thông tin về các bộ quy chuẩn hiện nay có thể áp dụng đối với ô tô điện, đại diện Trung tâm thử nghiệm xe cơ giới (Cục Đăng kiểm VN) cho biết, kỹ thuật chuyên sâu đối với ô tô điện là yếu tố điện, mà trên thế giới đang có một số xu hướng nghiên cứu, phát triển khác nhau.

Ô tô điện về bản chất vẫn là xe có người lái như xe sử dụng động cơ đốt trong thông thường nên khi xe đi vào vận hành tại thời điểm hiện nay không có vướng mắc gì về mặt pháp luật. Người điều khiển xe điện khi tham gia giao thông tại Việt Nam vẫn tuân thủ đúng Nghị định 100 và Luật GTĐB hiện hành.
Nghị định 100 liên quan đến hành vi của người điều khiển phương tiện nhiều hơn liên quan đến phương tiện. Còn Luật GTĐB hiện nay có quy định về phương tiện nhưng trong phương tiện cơ giới đường bộ lại không quy định về động cơ. Do đó, cơ sở pháp lý dành cho xe điện về cơ bản giống như xe chạy xăng, dầu thông thường, bao gồm cả thủ tục về đăng ký xe, đăng kiểm xe.
Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia


Chẳng hạn như quy chuẩn về sạc điện. Do đó, trong giai đoạn sơ khai này, chủ yếu căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô (QVN 09:2015/BGTVT) để thử nghiệm, đánh giá an toàn phương tiện. Đồng thời, có sự nghiên cứu để xây dựng quy chuẩn phù hợp với sự phát triển xe ô tô điện trong nước trong tương lai.

Còn theo ông Nguyễn Văn Khôi, Vụ trưởng Vụ Tiêu chuẩn (Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng), hiện nay Việt Nam đã có tiêu chuẩn về pin TCVN 12241-3:2018 về Pin lithium-ion thứ cấp dùng để truyền lực cho phương tiện giao thông đường bộ chạy điện.

Tiêu chuẩn này quy định các quy trình thử nghiệm và tiêu chí chấp nhận đối với tính năng an toàn của các pin và khối các pin lithium-ion thứ cấp sử dụng để truyền lực cho phương tiện giao thông đường bộ chạy điện (EV) kể cả xe điện chạy ắc-quy (BEV) và xe điện hybrid (HEV).

“Tuy nhiên, chúng ta chưa có bộ quy chuẩn (bắt buộc áp dụng) về trạm sạc và đầu cắm sạc. Cái này ngay ở các nước tiên tiến cũng chưa có. Cũng giống như phích cắm đồ điện dân dụng cũng chưa thống nhất được, nơi thì nguồn điện 110V, nơi 220V, thiết bị thì phích cắm 3 chân hoặc là 2 chân, mà phích cắm 2 chân cũng mỗi nơi mỗi kiểu.

Ngoài ra, cấu tạo trạm sạc xe điện còn là vấn đề bí mật công nghệ, không hãng nào muốn chia sẻ nên chưa thống nhất được để đặt ra cái nào là chuẩn. Ví dụ như giắc cắm sạc điện thoại, đến giờ cũng đã thống nhất được, mua thiết bị nào thì dùng dây sạc, củ sạc của hãng đó, cơ bản là phải theo nhà sản xuất thiết bị gốc”, ông Khôi nói.

Cũng giống như ô tô chạy bằng động cơ đốt trong cần nhiều trạm xăng, thì xe điện (EV) cũng cần nhiều trạm sạc điện công cộng. Vấn đề đặt ra là Việt Nam sẽ đi theo chuẩn công nghệ trạm sạc nào để có thể đáp ứng tối đa cho các loại xe điện có chuẩn sạc khác nhau?

Theo ông Đào Công Quyết, Trưởng Tiểu ban Quan hệ công chúng của VAMA, hiện thế giới đang có 3 chuẩn sạc điện cho ô tô, bao gồm: Châu Âu (CCS), Nhật Bản (CHAdeMO) và Trung Quốc (GB/T). Nếu xuất hiện nhiều hãng xe điện thì cũng cần phải có chuẩn chung để các hãng xe có định hướng sản xuất, nhập khẩu loại phương tiện này để bán tại Việt Nam.

Ông Trần Quang Hà, Phó Vụ trưởng Vụ KHCN (Bộ GTVT) cho biết, hiện chuẩn sạc của nhiều hãng cơ bản theo châu Âu nhưng hầu hết chưa có sự đồng nhất về chuẩn sạc chung giữa các hãng. Hiện, phương tiện cơ giới đường bộ tại Việt Nam cơ bản đều theo tiêu chuẩn châu Âu.

Về vấn đề về xử lý rác thải pin xe điện, ông Hà thông tin, các nước hầu hết có quy định về quản lý sản phẩm thải bỏ rất ngặt nghèo, chặt chẽ. Đối với các loại sản phẩm thái bỏ có chất độc hại như ắc-quy và pin, Việt Nam cũng đã có quy định nhưng lại chưa có chế tài. “Khi xe điện phát triển mạnh thì vấn đề hoàn thiện các quy định về quản lý, xử lý rác thải như pin, ắc-quy sẽ rất nóng. Cần có chế tài rõ ràng”, ông Hà kiến nghị.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.