• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Xe điện tự lái có thể lưu hành tại Việt Nam?

26/01/2021, 09:54

Hiện chưa có quy định về giao thông nào dành riêng cho ô tô tự lái. Vậy một chiếc xe tự lái hoạt động tại Việt Nam sẽ lưu hành như thế nào?

Xe điện tự lái VF31 của VinFast

Xe tự lái của VinFast đạt đến cấp độ tự hành nào?

Theo các cơ quan có trách nhiệm tại châu Âu và Mỹ do viện nghiên cứu đường cao tốc liên bang Đức, công nghệ xe tự hành sẽ phân thành 6 cấp độ khác nhau: từ cấp độ 0 đến cấp độ 5. Hiện cấp độ cao nhất của xe tự hành trên thị trường ô tô quốc tế đang đạt được là cấp độ 4 thuộc dòng xe tự lái mang thương hiệu Tesla.

Và mới đây, ngày 22/1, Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast công bố 3 dòng xe SUV điện thông minh, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo với những tính năng thông minh vượt trội gồm: VF31, VF32, VF33, trong đó VF31 là dòng SUV cỡ vừa (Phân khúc C) và chỉ có một phiên bản xe điện, VF32 là xe SUV cỡ trung (Phân khúc D), VF33 là xe SUV cỡ đại (Phân khúc E). VF32 và VF33 mỗi xe đều có 2 phiên bản điện và xăng.

Cả 3 dòng xe đều sở hữu tính năng tự hành cấp độ 2-3, với 30 tính năng thông minh chia làm 7 nhóm gồm: hệ thống trợ lái thông minh, hệ thống kiểm soát làn thích ứng, hệ thống kiểm soát hành trình chủ động, hệ thống cảnh báo va chạm đa điểm, hệ thống giảm thiểu va chạm toàn diện, hệ thống đỗ xe tự động thông minh và hệ thống giám sát người lái.

Đặc biệt, bản cao cấp của VF31, VF32 và VF33 đều sở hữu hệ thống cảm biến hiệu suất cao gồm cảm biến LiDAR; 14 camera có khả năng phát hiện vật thể cách xa tới 687m; 19 cảm biến 360 độ cho phép cảnh báo và xử lý ở tốc độ cao trên 100km/h.

Hệ thống tự lái được điều khiển bởi chip Orin-X có thể xử lí tới 200 GB dữ liệu/1s, cho phép điều khiển và dẫn đường nhanh gấp 8 lần so với các thế hệ hiện tại.

Ngoài ra, bản cao cấp của cả 3 dòng xe đều được trang bị thêm một số tính năng tự hành cấp độ 4 như tự động thiết lập bản đồ 3 chiều (duy nhất trên thị trường), cho phép tự động tìm chỗ và đỗ xe; triệu hồi xe… cùng khả năng kết nối với hệ thống giao thông và đô thị thông minh, mang đến trải nghiệm tiện nghi, an toàn và đẳng cấp cho người dùng.

Chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng nhận định, sự ra mắt xe điện tự lái VinFast như một lời khẳng định về việc thương hiệu này có thể đạt được kỹ thuật cao trong việc sản xuất ô tô. Tuy nhiên để ứng dụng tại Việt Nam thì phải mất một thời gian dài khoảng 20-30 năm nữa.

“Tại các nước phát triển ở châu Âu, xe tự lái đã được sản xuất nhưng chưa đi vào hoạt động đại trà mà mới chạy thí nghiệm, trừ Dubai – đất nước có cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại bậc nhất thế giới, loại xe này được sử dụng nhiều hơn. Bởi phải kiểm định an toàn kỹ thuật của xe khi chạy với vận tốc 120 – 180km/h tại các tuyến đường giao thông ở đây”, ông Đồng cho biết.

Cùng với đó, những xe này luôn có tài xế trên xe, dù bật chế độ tự động lái nhưng tài xế luôn giám sát hoạt động của xe, không được ngủ để can thiệp kịp thời khi gặp tình huống nguy hiểm.

“Để xe tự lái hoạt động ở Việt Nam cần phải thay đổi hạ tầng và phong cách giao thông hoặc có thể cho chạy thử ở một số tuyến đường đảm bảo lưu thông được và an toàn cho các phương tiện, người tham gia giao thông khác. Tình trạng người dân vi phạm giao thông, chạy quá tốc độ, chạy ẩu,... còn diễn ra thường xuyên sẽ là khó khăn cho việc sử dụng xe tự lái”, ông Đồng nhận định.

Theo ông Đồng, về kỹ thuật như ô tô điện trang bị thêm phần điện tử, định vị, sensor điện tử để điều chỉnh vận tốc, khoảng cách (các trang bị tự hành) sẽ có giá từ 100.000 – 200.000 Euro tại Châu Âu. Ông dự đoán giá bán xe điện tự lái của VinFast khoảng 100.000 Euro (khoảng 2,8 tỷ đồng) còn ở Việt Nam, giá sẽ cao hơn gấp khoảng 2,5 lần (khoảng 7 tỷ đồng).

Khoang nội thất của ô tô điện tự lái VF32

Người điều khiển xe tự lái ở Việt Nam cần tuân thủ quy định gì?

Ông Lương Duyên Thống, Vụ trưởng Vụ Quản lý phương tiện và người lái, Tổng cục đường bộ Việt Nam cho biết, tại Việt Nam chưa có quy định về pháp luật giao thông dành riêng cho loại xe tự lái, trong đợt dự thảo sửa đổi Luật GTĐB vừa qua, mới đưa vào quy định về quản lý xe thông minh.

Do đó, theo Luật GTĐB hiện nay, xe tự lái có chứng nhận đủ các điều kiện đảm bảo ATGT, được phép tham gia giao thông thì vẫn được tham gia giao thông bình thường và sẽ được quản lý theo luật hiện hành, người điều khiển phương tiện tự lái phải có GPLX.

“Cũng giống như trước đây, ban đầu chỉ có xe số sàn, sau có thêm cả xe số tự động giúp người lái ít phải thao tác khi sử dụng phương tiện. Và xe tự lái hiện nay cũng thế, nó trang bị những tính năng tự động hỗ trợ cho người điều khiển. Sau này khi sửa Luật GTĐB có quy định chi tiết dành riêng cho loại xe này thì sẽ quản lý theo quy định riêng”, ông Thống nói thêm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.