• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Xe đốt trong vẫn bán tại châu Âu sau 2035 nhờ dùng nhiên liệu mới

29/03/2023, 09:02

Đây là bước đi mới sau khi Đức phản đối việc cấm bán ô tô sử dụng động cơ đốt trong từ năm 2035 của Liên minh châu Âu.

Theo Reuters, Đức và Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý với đề xuất sẽ chính thức cho phép bán các phương tiện mới chạy bằng nhiên liệu điện tử (e-Fuel) sau khi lệnh cấm có hiệu lực đối với các phương tiện động cơ đốt trong khác được đưa ra vào năm 2035.

Nhiên liệu điện tử (e-Fuel) là giải pháp giúp xe động cơ đốt trong được bán tại châu Âu sau năm 2035

Carscoops cho biết, thoả thuận này có nghĩa Đức đã thành công, sau khi ngăn chặn các nỗ lực của châu Âu nhằm hoàn thiện luật môi trường. Thỏa thuận mới đã được đồng ý vào thứ Sáu tuần trước.

Sau nhiều năm đàm phán, châu Âu đã thông qua các quy định cấm bán các phương tiện chở khách mới có hệ truyền động gây ô nhiễm. Các quy tắc, chỉ cần được đóng dấu sẽ cấm các phương tiện đốt trong một cách hiệu quả vào giữa thập kỷ tới.

Tuy nhiên, luật sẽ không cấm cụ thể nhiên liệu điện tử. Cách diễn đạt của luật sẽ không thay đổi nhưng EU đã đồng ý tạo ra một danh mục mới cho các phương tiện chỉ có thể chạy bằng nhiên liệu “trung hoà carbon”.

Theo thỏa thuận, Ủy ban châu Âu hiện sẽ trình bày một tài liệu về cách những phương tiện này có thể đóng góp vào các mục tiêu cắt giảm CO2 của lục địa. “Các phương tiện có động cơ đốt trong cũng có thể được đăng ký mới sau năm 2035 nếu chúng chỉ sử dụng nhiên liệu trung hoà CO2” Volker Wissing, Bộ trưởng Giao thông Đức đã chia sẻ trên trang cá nhân ở mạng xã hội.

Porsche đã công bố kế hoạch đầu tư vào nhiên liệu điện tử

Một số thành viên của Liên minh châu Âu, bao gồm cả Ý, tiếp tục phản đối lệnh cấm và đang tìm cách bảo vệ các phương tiện động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu sinh học. Nếu không có sự hỗ trợ của Đức, các quốc gia này thiếu số lượng để ngăn chặn việc thông qua luật.

Nhà sản xuất ô tô nổi tiếng nhất của Ý, Ferrari đã ăn mừng quyết định này, nói rằng nó sẽ mang đến cho người mua nhiều sự lựa chọn hơn. Tương tự, Porsche đã công bố kế hoạch đầu tư vào nhiên liệu điện tử và đã sử dụng chúng trong loạt giải đua Porsche Super Cup.

Trong khi đó, các nhà hoạt động môi trường nói rằng sự thỏa hiệp về nhiên liệu điện tử làm suy yếu luật pháp nhằm giúp châu Âu giảm tác động đối với môi trường. Các nhà hoạt động môi trường tuyên bố rằng, những biện pháp bảo vệ đối với bất kỳ công nghệ động cơ đốt trong nào đều phục vụ lợi ích của ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch.

E-fuel sử dụng khí CO2 và CO có sẵn khi động cơ đốt trong hoạt động, kết hợp với khí hydro H2 thu được từ các nguồn điện bền vững như năng lượng gió, mặt trời và hạt nhân, biến chúng trở thành chất đốt để sử dụng cho các động cơ đốt trong.

Theo lý thuyết, e-fuel sử dụng CO2 có sẵn trong không khí để làm "xăng" cho động cơ đốt trong, trong quá trình sử dụng sẽ thải một lượng CO2 tương tự. Kết quả lượng phát thải CO2 từ việc sử dụng e-fuel sẽ gần như trung tính (neutral), hoặc thấp hơn so với các loại nhiên liệu hóa thạch khác.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.